Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống

Thứ năm - 23/03/2023 10:59
Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY A
(Ga 11,1-45).
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống”.
Chúa Giê-su là Con Một Thiên Chúa hằng sống được sai đến thế gian để ban cho mọi người sự sống muôn đời của Thiên Chúa. Khi dựng nên ông A-đam và bà E-và, Thiên Chúa đã ban sự sống muôn đời cho ông bà, nhưng ông bà đã tự ý từ chối sự sống của Chúa, khi cố tình phạm tội. Con người đầu tiên đã phạm tội, đã mất sự sống, nên tất cả con cháu loài người sau này, khi sinh ra ở đời này, đều không có sự sống thần linh muôn đời của Thiên Chúa, nghĩa là mọi người đều phải chết đời đời. Thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Rô-ma nói rằng: “Mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3,23). Mất vinh quang Thiên Chúa là mất sự sống, là đã chết. Nhưng Thiên Chúa vẫn theo đuổi ý định yêu thương và khôn ngoan từ muôn đời, là con người được chung sống với Chúa. Nên Người sai Con Một xuống trần gian để tiêu diệt sự chết và ban lại sự sống muôn đời cho con người. Điều quan trọng duy nhất là phải tin vào Chúa Giê-su Ki-tô thì mới có sự sống muôn đời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (Ga 6,29). Sau này, trong lời cầu nguyện sau bữa tiệc ly, Chúa Giê-su đã định nghĩa sự sống muôn đời như sau: “Sự sống đời đời là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa thật duy nhất và nhận biết Đấng Cha sai đến, là Giê-su Ki-tô” (Ga 17,3).
Để thông ban sự sống đời đời cho ta, Chúa Giê-su không chỉ loan báo Tin Mừng sự sống cho mọi người, mà Người còn chết để tiêu diệt sự chết và sống lại để ban Nguồn Sống Mới cho tất cả những ai tin vào Người. Người tín hữu là người đã được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là “được dìm vào trong cái chết của Người”. “Vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại” (Rm 6,5). Chúng ta tin rằng: “Chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6,8). Như vậy, nhờ phép Thánh Tẩy Ki-tô giáo, chúng ta đã cùng chết với Chúa Ki-tô, đã cùng sống lại với Người và chúng ta sống cùng một sự sống như Người. Sự sống muôn đời đã có được nhờ Thánh Tẩy cần được gìn giữ và phát triển trong suốt cuộc đời của người Ki-tô hữu. Cho nên, sống đời Ki-tô hữu là sống ơn Thánh Tẩy, là tiếp tục cùng chết và cùng sống lại với Chúa Ki-tô trong suốt cuộc đời. Sống đời Ki-tô hữu cũng là sống đức tin vào Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Cha đã sai đến. Sống đức tin vào Chúa Giê-su Ki-tô là “nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cùng được sống lại từ trong cõi chết” (Pl 3,10-11). Nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su Ki-tô, có hai cách: là lãnh nhận các bí tích và sống các bí tích trong cuộc đời.
Cách thứ nhất do chính Chúa Ki-tô thiết lập là các bí tích, có mục đích làm cho các tín hữu nên một với Người. Bí tích Thánh Tẩy khởi đầu thực hiện việc nên đồng hình đồng dạng người tín hữu với Chúa Giê-su Ki-tô. Trong các bí tích khác, nhất là bí tích Thánh Thể nhằm để kéo dài hiệu quả của Thánh Tẩy, là gìn giữ và làm phát triển cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô nơi các tín hữu, để họ càng ngày càng nên đồng hình đồng dạng với Con Một Thiên Chúa. Khi đi xưng tội, ta không chỉ được tha tội, mà còn nên giống Chúa Giê-su Ki-tô hơn. Đặc biệt khi ta đi lễ và rước lễ, ta được rập khuôn mẫu là Chúa Giê-su Ki-tô. Thịt Máu Chúa Giê-su Ki-tô nơi Thánh Thể, là Thịt Máu đã chịu đau khổ và chịu chết, đồng thời đã sống lại. Thịt Máu Chúa Phục Sinh giờ đây, khi rước lễ, đã thấm nhập vào hồn ta, hòa tan trong thịt máu ta và cứ thế, từng bước, dần dần ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su Ki-tô hơn.
Tiến trình nên một với Chúa Ki-tô trong các bí tích, cần được kéo dài trong cuộc sống thường ngày của người Ki-tô hữu. Đó là sống các bí tích. Trước hết cần kéo dài trong việc đọc kinh và cầu nguyện. Đọc kinh cầu nguyện là tiếp xúc nên một với Chúa Giê-su Ki-tô Con Một Thiên Chúa, để nhờ Chúa Ki-tô là con đường, ta đạt tới Chúa Cha là nguồn mạch sự sống. Do đó, việc đọc kinh cầu nguyện ngoài thánh lễ, là việc rất cần thiết cho các tín hữu, nếu không thì tiến trình nên một với Chúa Giê-su Ki-tô bị ngưng trệ.
Sau việc đọc kinh cầu nguyện, thì chính cuộc sống từ bỏ, hy sinh hãm mình của người Ki-tô hữu là cần thiết, không thể thiếu được. Ai cũng biết rằng: muốn đi theo Chúa Giê-su, nghĩa là muốn nên giống Người, thì phải từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà đi theo Người, mà nên giống Người. Sự sống của Chúa Phục Sinh khởi đi từ cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Và không bao giờ có thể tách rời sự sống ra khỏi cái chết của Chúa Giê-su. Người tín hữu muốn sống với Chúa thì phải chết với Chúa. Càng chết triệt để và sâu xa bao nhiêu, thì sự sống càng dồi dào mạnh mẽ bấy nhiêu. “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người” (2Tm 2,11-12). Vậy, tin vào Chúa Giê-su Ki-tô là cùng chết với Chúa để cùng sống với Chúa. Từ bỏ và vác thập giá là cùng chết với Chúa Ki-tô. Con người cũ chúng ta đã được chôn vùi một lần trong phép Thánh Tẩy. Tội lỗi của chúng ta đã bị tiêu diệt trong cái chết của Chúa Giê-su Ki-tô. Nhưng mầm mống con người cũ vẫn còn đó, sẵn sàng đưa ta trở lại đường xưa lối cũ. Khuynh hướng tội lỗi với những hướng chiều về điều xấu, vẫn nằm lại trong người đã chịu Thánh Tẩy và rất dễ đưa người tín hữu trở vào trong tội lỗi. Vì thế, để chế ngự thân xác, để thắng vượt tội lỗi, mỗi người Ki-tô hữu cần thường xuyên từ bỏ chính mình và vác thập giá hằng ngày, nghĩa là phải trường kỳ chiến đấu với bản thân cùng với những khuynh hướng xấu nơi mình. Phải dứt khoát với tội lỗi và những điều xấu xa. Mỗi lần đi xưng tội, với lòng ăn năn sám hối thật lòng, sẽ giúp ta dứt khoát tội lỗi cách mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hằng ngày vẫn phải cương quyết thắng vượt tội lỗi. Hơn nữa, còn phải can đảm và quảng đại từ bỏ những gì mình ưa thích, kiêng khem cả những điều được phép và chính đáng, nhất là từ bỏ ý riêng của mình, thì mới có thể nên giống Chúa. Sau cùng là phải chấp nhận mọi đau khổ, thử thách, phiền rầy trong cuộc sống như là ý Chúa muốn, để sẵn sàng chịu đựng với lòng mến và kiên tâm trong đau khổ vì Chúa, để thông phần cuộc khổ nạn của Chúa. Đó là cuộc sống đức tin của người tín hữu tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.

 
Lm. Gioan Nguyễn Như Yêng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây