Các bài Suy Niệm Lễ Hiển Linh

Thứ bảy - 07/01/2023 06:03
Các bài Suy Niệm Lễ Hiển Linh

Suy Niệm Tin Mừng Lễ Hiển Linh ( Ba Vua ):

Ánh sáng từ Belem

+ Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

-----------------------------------------

 

Lễ Hiển Linh, có thể gọi là lễ ánh sáng.

 

Từ ngàn xưa Isaia đã loan báo ánh sáng của Chúa sẽ chiếu tỏa:

 

“Đứng lên, bừng sáng lên, Giêrusalem hỡi, vì ánh sáng của ngươi đến rồi.Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi (Is 60,1-6)

 

Bài Tin mừng cho thấy lời tiên tri đã ứng nghiệm.

 

Ngôi sao xuất hiện trên bầu trời soi lối. Ba Vua từ phương đông đã tiến về Belem như Isaia đã báo trước:

 

“Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”.

 

Ánh sáng đó chính từ Thiên Chúa phát ra:

 

“Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi” (Mt 2,1-12).

 

Chúa Giêsu đã chiếu lên làn ánh sáng nào, để Ba Vua nhận biết và tuân phục Người?

 

Ba loại lễ vật nói lên ba làn ánh sáng Chúa Giêsu chiếu tỏa.

 

1. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng hi vọng.

 

Ba Vua dâng vàng để tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa lại tự hạ làm loài người. Làm một em bé nhỏ sơ sinh, nghèo hèn.

 

Con người cao ngạo, muốn làm Thiên Chúa, nên đã gieo bóng tối lầm lạc.

 

Khi muốn làm Thiên Chúa, con người trở thành nô lệ cho cao vọng của mình.

 

- Khi phủ nhận Thiên Chúa, con người lâm vào bế tắc.

- Khi loại bỏ Thiên Chúa, thế giới không có tương lai.

 

Đó là một bóng tối tuyệt vọng dầy đặc. Để phá tan bóng tối đó, Thiên Chúa làm người chiếu lên ánh sáng hi vọng. Vì khi Thiên Chúa tự hạ làm người, thân phận con người thay đổi. Phẩm giá được nâng cao. Được yêu thương kính trọng. Và có một tương lai tươi sáng.

 

2. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng hạnh phúc.

 

Ba Vua dâng trầm hương, để tôn vinh chức vụ tư tế của Chúa.

 

Chúa Giêsu là tư tế muôn đời. Người không dâng một lễ vật nào đó. Người dâng chính thân mình làm của lễ.

 

Bêlem nghĩa là “nhà bánh”.

 

Sinh trong “nhà bánh”, Chúa Giêsu trở thành tấm bánh nuôi sống con người.

 

Nằm trong máng cỏ, Chúa Giêsu trở thành của ăn của uống nuôi đàn chiên.

 

Thế giới chìm trong bóng tối áp bức. Cá lớn nuốt cá bé. Người mạnh hiếp người yếu. Người ta làm giầu trên người nghèo. Người ta chiếm đoạt của người nghèo. Người ta xây hạnh phúc trên khổ đau của người khác.

 

Khi tự hiến thân mình, Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng hạnh phúc, phá tan bóng tối đau khổ.

 

- Người chịu nghèo khổ, để ta được giầu có.

- Người trở thành bé nhỏ để ta được tôn vinh.

- Người chịu đau khổ để ta được hạnh phúc.

 

3. Chúa Giêsu chiếu tỏa làn ánh sáng sự sống.

 

Ba Vua dâng mộc dược để ướp xác Chúa.

 

Đó là tôn vinh Chúa chịu chết cho nhân loại. Nhân loại chìm trong bóng tối chết chóc. Chiến tranh, hận thù, hưởng thụ đã làm tiêu hao bao sinh mạng.

 

- Người ta giết người khác để được sống.

- Giết người để được tự do hưởng thụ.

- Giết người để bảo vệ địa vị quyền lợi.

 

Đó là thứ bóng tối hủy diệt thế giới.

 

Khi chịu chết cho nhân loại, Chúa Giêsu chiếu lên ánh sáng sự sống, phá tan bóng tối chết chóc đang vây phủ thế giới.

 

- Chúa chịu chết để xây dựng hòa bình.

- Chúa chịu chết để nhân loại được sống.

 

* Đó là những làn ánh sáng cứu độ thế giới.

* Là giải pháp cho một thế giới đang bế tắc.

* Là ánh sáng cho một nhân loại đang đi trong tăm tối.

* Là hi vọng cho những ai tuyệt vọng.

* Là hạnh phúc cho những người đau khổ.

* Là sự sống hứa hẹn tương lai.

 

Ngày hôm nay, thế giới vẫn chìm trong bóng tối. Vẫn còn những bóng tối lầm lạc, bóng tối áp bức bất công, bóng tối chiến tranh hận thù. Thế giới đang mong chờ những làn ánh sáng từ hang đá Bêlem tiếp tục chiếu tỏa.

 

Không lạ gì, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tạp chí Time bầu làm nhân vật của năm 2013.

 

Và mới 9 tháng trong cương vị Giáo hoàng, ngài đã đem đến niềm vui tươi phấn khởi cho Giáo Hội và cho mọi người. Số người đi lễ trên thế giới tăng lên 20%. Số người tín nhiệm và yêu mến Giáo Hội là 85%. Vì Đức Thánh Cha cũng đang tỏa sáng.

 

Noi gương Chúa Giêsu, ngài đã chiếu lên làn ánh sáng hi vọng khi tự hạ mình xuống.

 

- Không xưng mình là Giáo hoàng, nhưng ngài tự xưng mình là Giám mục Rôma.

- Không ở trong dinh Tông Tòa, nhưng ở trong nhà khách Thánh Mácta.

- Không để cho người khác khiêng vác, nhưng ngài tự tay mang hành lý.

 

Ngài đã chiếu lên làn ánh sáng hạnh phúc khi tự hiến thân mình. Dành thời giờ tiếp đón mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ bệnh tật. Ngài đi thăm người tị nạn, thăm trại tù, rửa chân cho tù nhân. Ngài sẵn lòng gọi điện thoại thăm hỏi và an ủi những người đau khổ, bất hạnh.

 

Ngài đã chiếu lên làn ánh sáng sự sống. Chống lại quyết định của tổng thống Obama, khi khi cầu nguyện và cổ võ cho hòa bình tại Syria. Lên án các chế độ, chính trị, kinh tế, lấy tiền bạc làm trung tâm bóc lột người nghèo.

 

Ta hãy noi gương Chúa Giêsu, cùng với Đức Thánh Cha: sống hạ mình, sống tự hiến và sống hi sinh quên mình, để góp phần chiếu tỏa ánh sáng của Chúa. Đó chính là sống tích cực tinh thần Tân Phúc-âm-hóa.

 

Lạy Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Xin cho con luôn đi trong ánh sáng của Chúa. Amen.

 

--------------------------------


TÌM ĐẾN BÊLEM
-----------------
 
Thánh Tôma Aquinô là một vị thánh thời danh của Giáo hội. Ngài được mệnh danh là “tiến sĩ Thiên thần”, cũng như là “người khôn ngoan trong tất cả các thánh và người thánh nhất trong các kẻ khôn ngoan”. Thánh nhân là một mẫu gương kỳ diệu trong việc tìm kiếm đời sống thánh thiện và tình yêu với khoa học thánh. Hay nói cách khác, Tôma Aquinô đã nên thánh bằng một hành trình luôn khao khát tìm kiếm Thiên Chúa với lòng yêu mến. Thật vậy, người khôn ngoan là người luôn biết kiếm tìm Thiên Chúa. Bởi lẽ, Thiên Chúa luôn mãi là cùng đích cuộc đời của mỗi người.
Hôm nay, đoạn trích Tin Mừng Mátthêu cũng cho ta biết về câu chuyện các nhà chiêm tinh, là những người khôn ngoan thông thái, biết vận dụng sự hiểu biết của mình để tìm kiếm Thiên Chúa. Họ tìm đến Bêlem và đã gặp Chúa Hài Nhi.
Lễ Hiển Linh là một trong những lễ trọng lâu đời nhất trong niên lịch Kitô giáo, còn được biết đến với tên gọi khác là lễ Ba Vua. Lễ Hiển Linh được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh, nhằm nhấn mạnh đến ý nghĩa Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại. Thiên Chúa không chỉ tỏ mình ra cho riêng một dân tộc nào, nhưng cho muôn dân: tất cả những ai tin vào Người mà đại diện là ba nhà chiêm tinh. Họ là những người không thuộc dân Do Thái, không là dân riêng được tuyển chọn, nhưng với tâm hồn chân thành tìm kiếm Thiên Chúa nên họ đã được gặp Đấng Cứu Độ.
Thiên Chúa bày tỏ tình yêu cho nhân loại. Thánh Gioan cho ta biết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Từ khung cảnh nghèo nàn của hang đá Bêlem, Thiên Chúa đã bày tỏ cho ta một tình yêu lớn lao. Một tình yêu đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang” để mặc lấy xác phàm. Ngôi Lời đã nhập thể và đã hiện thân thành một trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ. Một tình yêu được hiển linh cho nhân loại cách quá gần gũi, để bất cứ ai cũng có thể đón nhận được ơn cứu độ. Trong khung cảnh ấy, Thiên Chúa đã xóa tan đi nét uy nghiêm của những lần hiển linh trong Cựu ước. Nhưng nay, Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương và dang rộng vòng tay đón nhận tất cả nhân loại.
Con người tìm kiếm Thiên Chúa. Cuộc hành trình đi tìm Chúa Hài Nhi của ba nhà chiêm tinh thời xưa, cũng chính là hành trình cuộc đời của mỗi người chúng ta hôm nay, Ba nhà chiêm tinh đã lên đường để tìm gặp Thiên Chúa với một đức tin lớn lao và cả một tình yêu vĩ đại. Đức tin giúp họ can đảm đi đến những chân trời không biết trước, tình yêu giúp họ dám bỏ lại những thứ thân thuộc như gia đình, nhà cửa hay quê hương… để cuối cùng, họ đã tìm gặp được vị Vua mới sinh. Thật vậy, để tìm gặp Thiên Chúa, đó luôn là một hành trình đòi hỏi nhiều cố gắng, Dẫu ta biết Chúa vẫn luôn mời gọi ta tìm đến với Người, song những bận rộn trần thế đã nhiều lần khiến ta bỏ cuộc hay né tránh Người. Chính vì thế, ý nghĩa ngày lễ hôm nay là lời nhắc giúp ta nỗi lực và ý thức hơn trong lòng mau mắn tìm đến Thiên Chúa.
Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại, và Người cũng mời gọi ta biết tìm kiếm Người. Là người công giáo, chúng ta được mời gọi hăng say trong hành trình tìm gặp Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng biết đem Chúa đến cho người khác. Cách tìm gặp Chúa thiết thực mà mỗi người chúng ta có thể làm là tham dự Thánh lễ, siêng năng cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi. Bên cạnh đó, mỗi người cũng có thể đem Chúa đến cho người khác bằng chính sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Thật vậy, việc khích lệ nhau cùng sống thánh thiện chính là một cách hiệu quả để làm sáng danh Thiên Chúa.

NHỮNG NGƯỜI KHÁCH VIỄN PHƯƠNG
-----------------
NGÔI SAO DẪN ĐƯỜNG CHO HỌ
Tại Tây phương vào thế kỷ thứ IX, người ta đã biến ba vị đạo sĩ thành những ông vua, coi họ là những vị đại diện của ba chủng tộc: một Phi châu, một Á châu, một Âu châu. Trình thuật của thánh Matthiêu thì đơn giản hơn: không nói rõ số người, cũng như xuất xứ của họ, mà chỉ nói họ là những người khách viễn phương. Để đến được Belem họ đã phải trèo non lội suối. Chúng ta cũng được biết các vị này là những nhà chiêm tình, biết ngắm sao đoán điềm trời. Họ là những nhà hiền triết, những kẻ tìm tòi, những người luôn trông chờ đón đợi.
Khi dẫn đưa các người khách phương xa này đến tận Máng Cỏ, Matthêu muốn loan báo rằng, Đức Giêsu đến vì tất cả mọi người: vậy là những lời tiên báo xưa kia rằng, người ta thấy các dân tộc hàng hàng, lớp lớp đổ về Giêrusalem, nay đã thành hiện thực. Điều mọi người trông chờ, hy vọng, mộng mơ này đã được thực hiện. Đức Giêsu đã trở thành người giữa mọi người. Ngài đã mời gọi mọi người vượt qua các biên giới để gặp gỡ nhau trong tình yêu nhận được từ người cha chung. Ngài đã gầy dựng một loài người hợp nhất. Kể từ nay, ai cũng là một con người, một người con của Thiên Chúa, một kẻ được ưu tuyển, cho dù họ thuộc màu da sắc tiếng nào đi nữa.
Trình thuật của Matthêu dùng nhiều điển cố lấy trong Cựu Ước, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa sâu xa hơn là căn cứ vào nội dung lịch sử. Thánh Mátthêu muốn loan báo rằng, sứ điệp của Đức Giêsu vượt qua biên giới Do Thái để đến với các dân tộc trên hoàn vũ. Thánh nhân nhìn thấy các cộng đồng Kitô người Do Thái, người Hy Lạp, người La Mã, đàn ông, phụ nữ, người nô lệ, người tự do, quay quần quanh Đức Kitô. Cuộc tập hợp muôn dân trên thế giới mà các tiên tri loan báo đang được thực hiện với Chúa Giêsu.
Một câu hỏi: tại sao người ta lại biến các vị đạo sĩ thành những ông vua? Trong trình thuật của Mátthêu cũng đã có một ông vua: Herode khát máu, kẻ sẽ tàn sát các hài nhi ở Belem. Mátthêu muốn loan báo điều sẽ xảy ra với Đức Giêsu buổi chiều ngày thứ Sáu mùa Xuân trên Đồi Sọ. Mátthêu cũng muốn nói rằng, ngay từ khởi thủy, quyền lực chính trị đã phản ứng thô bạo để trừ khử người thợ mộc thành Nazareth, Biến ba đạo sĩ thành ba vua thờ lạy, phải chăng các tín hữu cổ thời muốn làm dịu bớt sự căng thẳng giữa quyền lực thế gian và hài nhi yếu đuối? Nhưng ba vua đã hồi hương mà không gặp lại tên vua khát máu. Họ không muốn dính dáng với quyền lực. Họ trở về quê xa, lòng vẫn nhớ mãi kỷ niệm về một hài nhi bé nhỏ, nhưng sẽ làm lịch sử thế giới đổi chiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây