Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần

Thứ hai - 22/05/2023 17:57
Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Lễ Hiện xuống : Thần Khí Thiên Chúa được ban xuống trên các tông đồ, làm cho nhóm nhỏ gồm những con người nhát đảm, đang thu mình vào trong phòng Tiệc ly, trở thành một đoàn dân đông đảo không những không sợ phải lên tiếng, mà còn ca hát chúc tụng các việc kỳ diệu của Thiên Chúa. Đây là sinh nhật của Họâi thánh, là nhân loại mới được tái tạo bởi làn hơi thần linh. Chính Họâi thánh sẽ đi loan báo cho thế giới biết có một ân huệ không ngờ, là Tin mừng về ơn tha tội. Đây không còn phải là lúc sợ hãi và co quắp lại trên chính mình nữa. Đây là lúc để cho Thánh Thần thắng vượt mọi biên giới và đưa toàn thể nhân loại đến nơi Thiên Chúa muốn. 
I. KHÁM PHÁ SỨ ĐIỆP TIN MỪNG : Ga 20,19-23. 
1. Lời chào “bình an” thứ nhất với việc chứng minh sự Phục sinh (19-20).
Sau khi Đức Giêsu đã bị bắt, bị xử tử và được an táng, tình trạng của các môn đệ thật đáng thương : các ông về nhà đóng kín tất cả các cửa, vì sợ người Do Thái. Các ông hoàn toàn mất bình an. Khi hiện ra với các ông, điều đầu tiên Đức Giêsu nói là : “Bình an cho anh em !” (19,19). Nhưng nói mà thôi thì không đủ, Người còn cho các môn đệ thấy rằng Người đang sống giữa các ông. Người không chỉ nói về bình an, Người cung cấp nền tảng chắc chắn cho lời của Người : các vết thương. Vậy Người chính là Đấng đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đã trở lại với cuộc sống trong tư cách Đấng chiến thắng cái chết. Các vết thương cũng là dấu chỉ cho thấy tình yêu vô biên của Người. Trong cùng một lúc, Người cho các ông được gặp Người như Đấng Chịu Đóng Đinh và Đấng Phục Sinh. Do đó, Người chính là sự bình an và nguồn mạch tuôn trào niềm vui cho các môn đệ (c. 20).
2. Lời chào “bình an” thứ hai với sứ mạng và trao ban Thánh Thần (21-23).
Lần thứ hai, Người lại chúc các ông được bình an (c. 21). Các môn đệ lại được mời gọi quy chiếu về Đức Giêsu là sự bình an để lại sống tư cách được sai đi (= tông đồ) và sứ mạng chia sẻ hoa trái ơn cứu độ là ơn tha tội. Vì đã nhận được lời chúc bình an, là hoa trái công trình cứu độ, và cũng là chính Người (x. Ep 2,14), Đức Giêsu cho các môn đệ được thông phần vào chính sứ mạng, sự sống và quyền của Người là tha tội. Các ông sẽ bị từ chối, ghét bỏ, nên chỉ khi nào bám vững vào sự bình an của Người, gắn bó với chính Người, các ông mới chu toàn được nhiệm vụ. Như Chúa Cha đã sai Người, nay Người sai các môn đệ. Trong tư cách Chúa Con, Người làm chứng về Chúa Cha ; trong tư cách môn đệ Người, các môn đệ đi làm chứng về Người và đưa người ta tới chỗ tin vào Người, để rồi trong Người, các ông được thông hiệp với Chúa Cha. Để các ông chu toàn được sứ mạng, Đức Giêsu ban cho các ông Chúa Thánh Thần là sự sống mới không tàn phai. Nối tiếp sứ mạng của Người, các môn đệ sẽ tha tội và cầm buộc.
Ở trong một thế giới đang làm cho các ông phải lo sợ, các ông đã có ở giữa mình Đấng chiến thắng thế gian (x. 16,33) và được đầy sự bình an và niềm vui của Người. Đức Giêsu đã mở cửa ra cho các ông và làm cho các ông có thể đi vào thế giới và mang các ân huệ đến cho thế giới. Các môn đệ không được khép mình lại trong nỗi sợ hãi trước thế giới, nhưng phải đầy tin tưởng đi vào thế giới.
II. CHIÊM NGẮM CHÚA GIÊSU :
Ân ban căn bản của Đấng Phục Sinh là sự bình an (20,19.21.26). Ngay trong các diễn từ cáo biệt, Đức Giêsu đã hứa ban sự bình an này cho các môn đệ. Người có tư cách để ban sự bình an này vì Người về cùng Chúa Cha (14,27) và vì Người thắng thế gian (16,33). Nay Người đã thực sự thắng cái chết, là dấu chỉ tối hậu về sức mạnh tiêu diệt của thế gian, và đã thật sự lên cùng Chúa Cha. Người đã đạt tới mục tiêu của Người, Người lại đang sống giữa các môn đệ trong tư cách là Đấng chiến thắng. Chính Người là nền tảng của sự bình an của các ông, hoặc nói theo thư Êphêxô, “chính Người là bình an của chúng ta” (Ep 2,14).
III. GỢI Ý BÀI GIẢNG :
1. Đấng Phục Sinh cũng là Đấng đã chịu đóng đinh.
Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá ; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương khó, dù đã sống lại ; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người : dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân ; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.
2. Đấng Phục Sinh ban bình an và Thánh Thần.
Đức Kitô mà chúng ta gặp trong lời Chúa, trong các buổi cử hành phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
3. Thánh Thần là làn hơi thần linh.
Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo : “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Ngài như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có báo trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Ngài mạnh mẽ, Ngài lan tỏa vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Ngài, Ngài sẽ bẻ gãy, Ngài nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa ; Ngài cũng làm cho các con tim nên phong phú sung mãn. Ngài liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như Thánh Phaolô đã nói : “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên : "Abba, Cha ơi !” (Gl 4,6). 
 
 
IV. LỜI CẦU CHUNG :
Mở đầu : Anh chị em thân mến, chúng ta cùng xin Đức Giêsu Phục Sinh ban Thánh Thần trên chúng ta và trên Họâi thánh, vì Người đã hứa sẽ phái Ngài đến để trợ giúp chúng ta cho đến ngày tận thế.
1. Để Họâi thánh nhận được Thánh Thần là Thần Khí chân lý và tình yêu, hầu Họâi thánh luôn trung thành với lời Chúa, sống thanh thoát khỏi nô lệ sự gian dối và giả trá, đồng thời dấn thân làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta cùng cầu nguyện.
2. Để cho nhân loại được nhận Thánh Thần là Thần Khí sức mạnh và sự sống, hầu những con tim tan nát được thăm viếng, những người yếu đau được nâng đỡ, những người hoài nghi được củng cố, người nghèo được trợ giúp, và những người quá cố được vào hưởng niềm vui vĩnh cửu, chúng ta cùng cầu nguyện.
3. Để giáo xứ chúng ta được nhận Thánh Thần là Thần Khí bình an và hiệp nhất, hầu mọi người có thể sống tình yêu và tình thân hữu với mọi người, cũng như luôn quan tâm xây dựng sự hòa thuận, chúng ta cùng cầu nguyện.
Lời kết : Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, Chúa đã hứa ban Thánh Thần cho chúng con, để Ngài hướng dẫn và nâng đỡ chúng con trên mọi nẻo đường. Xin tiếp tục ban chan hòa Thánh Thần xuống để chúng con có thể hoàn tất được sứ mạng trong thế giới hôm nay. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây