Khẩu hiệu và Logo Năm Thánh

Thứ sáu - 18/12/2015 21:09
Khẩu hiệu Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6,37-38).
 
   Khẩu hiệu và Logo Năm Thánh đi chung với nhau, cung cấp một tổng hợp nội dung Năm Thánh.
   Khẩu hiệu Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36) là lời mời gọi sống lòng thương xót theo gương Cha trên trời, dạy chúng ta đừng xét đoán và kết án, nhưng hãy tha thứ và yêu thương vô giới hạn (x. Lc 6,37-38).
   Logo là công trình của linh mục dòng Tên, cha Marko I. Rupnik. Tự nó, logo là một tổng luận thần học về lòng thương xót. Thật vậy, Logo trình bày một hình ảnh rất thân quen với Giáo Hội sơ khai, nghĩa là trình bày tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã đưa mầu nhiệm Nhập thể (hai bản tính, thiên tính và nhân tính) đến chỗ hoàn thành bằng ơn cứu chuộc (những dấu đinh trên hai tay và hai chân). Đấng chăn chiên lành đã chạm đến xác thịt nhân loại cách sâu xa và tràn đầy tình yêu đến nỗi mang lại sự thay đổi tận gốc. Người đã mang nhân loại trên vai Người với tất cả lòng thương xót, cặp mắt của Đấng chăn chiên lành và cặp mắt của Adam trở nên một, để Chúa Kitô nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Adam và Adam nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Chúa Kitô. Nơi Chúa Kitô, Adam mới, mọi người nam nữ đều khám phá nhân tính của chính mình và tương lai sẽ đến, khi chiêm ngắm tình yêu của Chúa Cha qua cặp mắt của Chúa Kitô.
   Nền của hình ảnh trên là ba hình bầu dục đồng tâm, càng đi ra bên ngoài thì mầu sắc càng nhạt đi, diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại ra khỏi đêm tối của tội lỗi và sự chết. Ngược lại, khi nhìn từ ngoài vào, chiều sâu của mảng màu tối lại diễn tả tính khôn dò của tình yêu Thiên Chúa, Đấng tha thứ tất cả.
 
Những vấn đề liên quan đến việc sử dụng Logo
 
   Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc-Âm-hóa giữ bản quyền về việc sử dụng Logo trong Năm Thánh. Hội đồng cho phép các tổ chức trong Giáo Hội Công Giáo sử dụng Logo với mục đích mục vụ, nhưng không cho phép làm thương mại.
   Không được phép thay đổi Logo, cho dù lấy lý do phải thích nghi với văn hóa địa phương. Tuy nhiên, được phép dịch câu khẩu hiệu từ tiếng La tinh Misericordes sicut Pater, vốn là thành phần gắn liền với Logo. Các giáo phận muốn dịch khẩu hiệu trên sang ngôn ngữ khác, xin vui lòng liên hệ với Ban Tổ chức qua địa chỉ email: info@im.va để cung cấp cho Ban Tổ chức biết cách đánh vần chính xác khẩu hiệu trong ngôn ngữ của mình. Sau đó, Ban Tổ chức sẽ lo việc đưa câu khẩu hiệu đã được dịch vào Logo và gửi lại cho giáo phận đó. Theo đó, tất cả các câu khẩu hiệu bằng các ngôn ngữ sẽ được liệt kê trên trang web của Năm Thánh.
   Câu khẩu hiệu trong tiếng Việt : Thương xót như Chúa Cha.
   Quy định này cũng được áp dụng cho việc chuyển ngữ Thánh thi chính thức của Năm Thánh và Kinh Năm Thánh do Đức Giáo Hoàng Phanxicô soạn.
    Nguồn : WHD
 
Giáo phận Mỹ Tho giải thích Logo Năm Thánh tương tự như sau :
  • Logo trình bày tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã đưa mầu nhiệm Nhập Thể (thiên tính và nhân tính) đến chỗ hoàn thành bằng ơn cứu chuộc (những dấu đinh tay chân). Đấng chăn chiên lành đã mang nhân loại trên vai Người với tất cả lòng thương xót.
  • Cặp mắt của Đấng chăn chiên lành và cặp mắt của Adam trở nên một, để Chúa Kitô nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Adam, và Adam nhìn mọi sự bằng cặp mắt của Chúa Kitô.
  • Nơi Chúa Kitô, Adam mới, mọi người nam nữ đều khám phá nhân tính và tương lai của chính mình sẽ đến, khi chiêm ngắm tình yêu của Chúa Cha qua cặp mắt của Chúa Kitô.
  • Nền của hình ảnh là ba hình bầu dục đồng tâm, càng đi ra bên ngoài thì mầu sắc càng nhạt đi, diễn tả hành động của Chúa Kitô đưa nhân loại ra khỏi đêm tối của tội lỗi và sự chết. Ngược lại, khi nhìn từ ngoài vào, chiều sâu của mảng mầu tối lại diễn tả tính khôn dò của tình yêu Thiên Chúa là Đấng tha thứ tất cả.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây