Học Hỏi Tông Chiếu Công Bố Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót

Thứ ba - 12/01/2016 08:27
từ câu 62 đến 102
Học Hỏi Tông Chiếu Công Bố
Năm Thánh Ngoại Thường
Về Lòng Thương Xót
 
DUNG NHAN LÒNG THƯƠNG XÓT Misericordiae Vultus
của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
 
từ câu 62 đến 102
 
Hỏi 62: Vì sao mùa Chay trong Năm Thánh là thời gian thuận tiện để cử hành và trải nghiệm lòng Chúa thương xót?
 
Đáp 62: Vì các trang Sách Thánh trong mùa này giúp chúng ta khám phá lại khuôn mặt đầy thương xót của Chúa Cha, Đấng chuộng lòng nhân nghĩa và thứ tha mọi lỗi lầm của chúng ta.
 
 
Hỏi 63: Theo ngôn sứ Isaia, đâu là cách ăn chay mà Thiên Chúa mong muốn?
Đáp 63: Theo ngôn sứ Isaia, cách ăn chay mà Thiên Chúa mong muốn là đập tan mọi gông      cùm, trả tự do cho người bị áp bức, chia cơm sẻ áo cho người đói rách, không ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi khốn cùng của tha nhân (Is 58,6-11).
 
 
 
Hỏi 64: Đức Thánh Cha cổ vũ cho sáng kiến “24 giờ cho Chúa” được cử hành vào thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư Mùa Chay như thế nào?
 
Đáp 64: Đức Thánh Cha khuyến khích các Giáo Phận cử hành sáng kiến này, vì có rất đông người đã trở về với Chúa qua việc lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, và việc này đã giúp họ cầu nguyện và tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc đời của mình.   
 
 
Hỏi 65: Bí Tích Hòa Giải đem lại cho hối nhân những gì?
Đáp 65: Bí Tích Hòa Giải giúp hối nhân chạm đến lòng thương xót cao vời của Thiên Chúa và được bình an trong tâm hồn.
 
Hỏi 66: Đức Thánh Cha mong mỏi điều gì nơi các linh mục giải tội?
Đáp 66: Đức Thánh Cha mong mỏi các linh mục giải tội là dấu chỉ đích thực của lòng thương xót của Chúa Cha và trở thành các linh mục giải tội tốt lành, qua việc chính các linh mục giải tội cũng trở nên những hối nhân hằng tìm kiếm lòng thương xót của Người.
 
 
Hỏi 67: Vì sao các linh mục có trách nhiệm giải tội?
Đáp 67: Vì các ngài đã được lãnh nhận Thánh Thần để tha tội.
 
 
Hỏi 68: Các linh mục giải tội có phải là chủ nhân của Bí Tích Hòa Giải không?
Đáp 68: Không, các ngài chỉ là tôi tớ trung thành phục vụ cho Thiên Chúa giàu lòng thương xót và hay tha thứ.
 
Hỏi 69: Các linh mục giải tội phải có thái độ nào đối với hối nhân?
Đáp 69: Các linh mục giải tội phải đón nhận hối nhân như người cha trong dụ ngôn “người cha nhân hậu”; nghĩa là “vui mừng vì họ đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.
 
 
Hỏi 70: Đức Thánh Cha mong muốn các linh mục giải tội những gì?
Đáp 70: Đức Thánh Cha mong muốn các linh mục giải tội đừng hỏi những câu vô ích, đồng thời biết đón nhận lời xin trợ giúp từ hối nhân được thốt lên từ đáy lòng của họ, để họ được lãnh nhận ơn tha thứ.
 
Hỏi 71: Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục giải tội làm gì?
Đáp 71: Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục giải tội trở thành dấu chỉ về sự ưu việt của lòng Chúa thương xót ở mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh (Số 17).
 
Hỏi 72: Trong Mùa Chay của Năm Thánh, Đức Thánh Cha gửi các vị Thừa sai của Lòng Chúa thương xót đến với các Giáo Phận nhằm mục đích gì?
Đáp 72: Các vị Thừa sai của Lòng Chúa thương xót được sai đến với các Giáo Phận nhằm mục đích bày tỏ sự quan tâm từ mẫu của Giáo Hội đối với dân Chúa và để dân Chúa cảm nghiệm được sự phong phú của mầu nhiệm căn bản này của đức tin.
 
Hỏi 73 : Với tư cách là Thừa sai của Lòng Chúa thương xót, các vị ấy sẽ làm gì?
Đáp 73: Với tư cách là Thừa sai của Lòng Chúa thương xót, các vị ấy sẽ rao giảng về lòng Chúa thương xót và có quyền tha thứ cả những tội lỗi chỉ Tòa Thánh mới có quyền xá giải.  Các ngài sẽ là dấu chỉ sống động về cách Chúa Cha sẵn sàng tiếp đón những ai tìm kiếm sự tha thứ của Ngài và các ngài còn là khí cụ của sự gặp gỡ đầy tình người, để giúp chúng ta khắc phục những chướng ngại và nhận lại cuộc sống mới qua Bí Tích Rửa Tội.
 
Hỏi 74: Đức Thánh Cha xin các Giám mục mời và đón tiếp các vị Thừa sai của Lòng Chúa thương xót thế nào?
Đáp 74: Đức Thánh Cha xin các Giám mục tạo điều kiện để các vị Thừa Sai có thể rao giảng về Lòng Chúa thương xót và tổ chức “tuần đại phúc” để các vị này cử hành Bí Tích Hòa Giải cho anh chị em giáo dân; nhờ đó, nhiều người được trở về với Thiên Chúa, nhất là Chúa Cha trong Mùa Chay Thánh này (Số 18).
 
 
Hỏi 75: Nhân danh Con Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đã tha thiết mời gọi những ai thay đổi cuộc sống và trở về với Thiên Chúa?
Đáp 75: Đức Thánh Cha tha thiết mời gọi những người đã xa rời ân sủng của Thiên Chúa do cách ăn ở của mình, đặc biệt là thành viên của các tổ chức tội phạm, thay đổi cuộc sống và trở về với Thiên Chúa. 
 
Hỏi 76: Vì sao Đức Thánh Cha mời gọi những người này thay đổi cuộc sống và trở về với Thiên Chúa?
Đáp 76: Vì ba lý do này: thứ nhất, vì thiện ích của chính họ; thứ hai vì tiền bạc không đem lại cho họ hạnh phúc đích thực và bạo lực cũng không làm cho họ trở nên quyền năng và bất tử; thứ ba vì họ sẽ không thể thoát khỏi sự phán xét của Thiên Chúa. 
 
 
Hỏi 77: Đức Thánh Cha còn mời gọi những ai thay đổi cuộc sống và trở về với Thiên Chúa?
Đáp 77: Đức Thánh Cha còn mời gọi những kẻ tham nhũng hoặc đồng lõa với sự tham nhũng, thay đổi cuộc sống và trở về với Thiên Chúa, vì tham nhũng là một tội ác. Nó hủy hoại đời sống cá nhân và xã hội đồng thời ngăn cản những người yếu đuối và nghèo khổ nhìn về tương lai với niềm hy vọng.
 
Hỏi 78: Theo Đức Thánh Cha, chúng ta phải làm gì để chiến thắng chước cám dỗ này?
Đáp 78: Chúng ta phải khôn ngoan, tỉnh thức, trung thực, minh bạch và can đảm khước từ; phải công khai chống lại sự tham nhũng, bằng không sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ đồng lõa với nó và để cho nó hủy hoại cuộc sống của chúng ta.
 
Hỏi 79: Vì sao Năm Thánh là thời gian thuận tiện để thay đổi cuộc sống?
Đáp 79: Vì Năm Thánh là thời gian để con tim của chúng ta rung động; là lúc để chúng ta lắng nghe tiếng khóc của những người vô tội bị tước đoạt tài sản, nhân phẩm, cảm xúc và cả cuộc đời của họ; và là cơ hội để chúng ta chấp nhận lời mời gọi hoán cải và quy phục công lý (Số 19).
 
Hỏi 80: Công lý và lòng thương xót có đối nghịch với nhau không?
Đáp 80: Không, công lý và lòng thương xót không đối nghịch nhau, nhưng là hai mặt của một thực tại duy nhất; thực tại này phát triển dần cho tới tột đỉnh của nó là tình yêu trọn hảo.
 
Hỏi 81: Trong Thánh Kinh, công lý được hiểu như thế nào?
Đáp 81: Trong Thánh Kinh, công lý có khi được hiểu như là việc giữ trọn lề luật của Thiên Chúa và tuân giữ các điều răn của Ngài. Tuy nhiên, cách hiểu này mang nặng tính pháp lý và làm mất đi ý nghĩa ban đầu của nó; đó là sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa.
 
 
Hỏi 82: Chúa Giêsu hiểu công lý là gì?
Đáp 82: Chúa Giêsu hiểu công lý không đơn thuần là việc tuân thủ pháp luật, nhưng còn là ơn tha thứ và cứu độ của Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, dành cho những người tội lỗi. Vì cách hiểu mang tính giải phóng và đổi mới này, Chúa Giêsu đã bị những người Pharisêu và luật sĩ chống đối. Đối với Ngài, việc tuân giữ lề luật không được phép đi ngược lại với lòng thương xót của Thiên Chúa và nghịch lại với phẩm giá của con người. 
 
Hỏi 83: Để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng Chúa thương xót trong đời sống của các môn đệ, Chúa Giêsu thường trích dẫn câu nào của ngôn sứ Hôsê?
Đáp 83: Để nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa trong đời sống của các môn đệ, Chúa Giêsu thường trích dẫn câu: “Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế ” (Hs 6,6).
 
 
Hỏi 84: Vì sao lòng Chúa thương xót là chiều kích căn bản trong sứ mạng của Chúa Giêsu?
Đáp 84: Vì Chúa Giêsu luôn vượt trên lề luật, để giúp cho những người coi trọng việc tuân giữ lề luật, hiểu và đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.
 
Hỏi 85: Việc trở lại với Chúa Giêsu đã thay đổi thánh Phaolô, vị tông đồ của dân ngoại, như thế nào?
Đáp 85: Việc trở lại với Chúa Giêsu đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của thánh Phaolô về công lý, đến nỗi ngài đã viết trong thư gửi tín hữu Galát: “Chúng ta được nên công chính nhờ lòng tin vào Ðức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy” (Gl 2,16). Công lý của Thiên Chúa giờ đây trở thành sự giải phóng cho những ai bị áp bức bởi nô lệ tội lỗi và những hậu quả của nó (Số 20).
 
Hỏi 86: Lòng Thương Xót đem lại cho tội nhân những gì?
Đáp 86: Lòng Thương Xót đem lại cho tội nhân một cơ hội mới để sám hối, trở lại và tin tưởng.
 
Hỏi 87: Kinh nghiệm của ngôn sứ Hôsê cho thấy lòng thương xót trỗi vượt trên công lý như thế nào?
Đáp 87: Kinh nghiệm của ngôn sứ Hôsê cho thấy Thiên Chúa chậm bất bình và giàu lòng thương xót. Cơn giận của Ngài chỉ thoáng qua, nhưng lòng thương xót của Ngài tồn tại mãi.
 
 
Hỏi 88: Với lòng thương xót và tha thứ vượt lên trên công lý, Thiên Chúa có phủ nhận công lý không?
Đáp 88: Không, Thiên Chúa không phủ nhận công lý nhưng Ngài bao bọc và vượt qua nó với biến cố khổ nạn và phục sinh, mà qua đó, chúng ta được mặc khải kinh nghiệm về tình yêu, nền tảng của công lý đích thực.
 
Hỏi 89: Công lý của Thiên Chúa là gì?
Đáp 89: Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót của Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta như một ân sủng tuôn tràn từ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô (Số 21).
 
Hỏi 90: Chúng ta phải hiểu về  ân xá trong Năm Thánh
thế nào?
Đáp 90: Chúng ta phải hiểu về ân xá trong Năm Thánh thế này: Dù chúng ta đã được tha thứ tội lỗi qua Bí Tích Hòa Giải, cuộc sống của chúng ta vẫn còn mang dấu tích của những mâu thuẫn do tội gây ra và ảnh hưởng tiêu cực của nó vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và cách sống của chúng ta. Trước tình trạng ấy, Thiên Chúa đã chạnh lòng thương xót và giải thoát chúng ta khỏi mọi hậu quả của tội lỗi, đồng thời cho chúng ta khả năng hành động với đức ái và lớn lên trong tình yêu.
 
Hỏi 91: Ân xá trong Năm Thánh cho chúng ta kinh nghiệm về sự thánh thiện của Giáo Hội thế nào?
Đáp 91: Ân xá trong Năm Thánh cho chúng ta kinh nghiệm về sự thánh thiện của Giáo Hội rằng: Giáo Hội đã cho ta hưởng nhờ thành quả của ơn Chúa cứu chuộc; nhờ đó, ơn tha thứ đạt tới hiệu quả tột cùng là gặp được tình yêu của Thiên Chúa (Số 22).
 
Hỏi 92: Vì sao lòng Chúa thương xót có khả năng liên kết chúng ta với Do Thái giáo và Hồi giáo?
Đáp 92 : Vì Công giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đều coi lòng thương xót là một trong những ưu phẩm của Thiên Chúa. Các trang sách Cựu Ước thắm đẫm lòng thương xót, vì thuật lại những kỳ công mà Chúa đã thực hiện cho Dân Do Thái vào những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử của họ. Còn Hồi giáo thì luôn kêu cầu Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót và rất mực từ bi, nâng đỡ họ trong những lúc yếu đuối hàng ngày.
 
Hỏi 93: Đức Thánh Cha ước mong Năm Thánh Lòng Chúa thương xót đem lại những gì cho cuộc đối thoại giữa các tôn giáo cũng như giữa các dân tộc?
Đáp 93: Đức Thánh Cha ước mong Năm Thánh Lòng Chúa thương xót thúc đẩy cuộc gặp gỡ giữa những tôn giáo và sự giao thoa giữa những truyền thống tôn giáo cao quý khác, đồng thời mở rộng hơn những cuộc đối thoại để chúng ta có thể hiểu biết nhau hơn; nhằm xua đi mọi hình thức khép kín và khinh khi lẫn nhau; và đẩy lùi mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử (Số 23).
 
Hỏi 94: Trong Năm Thánh này, chúng ta hướng về Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót, và sống dưới cái nhìn đầy từ ái của ngài để có thể khám phá lại điều gì?
Đáp 94: Chúng ta có thể khám phá lại niềm vui được Thiên Chúa yêu thương.
 
Hỏi 95: Đức Maria đã trải nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa thế nào?
Đáp 95: Đức Maria đã trải nghiệm sâu xa lòng thương xót của Thiên Chúa qua mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, chịu nạn, chịu chết và sống lại.
 
Hỏi 96: Được tuyển chọn và chuẩn bị để làm Mẹ của Đấng Cứu Thế, Đức Maria kinh nghiệm thế nào về lòng thương xót của Thiên Chúa?
Đáp 96: Đức Maria đã kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa trải dài từ “thế hệ này sang thế hệ kia”.
 
Hỏi 97: Dưới chân Thập Giá, Đức Maria kinh nghiệm thế nào về lòng thương xót của Thiên Chúa?
Đáp 97: Đức Maria đã kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa không có giới hạn và mở ra cho hết mọi người, bất kể họ là ai.
 
Hỏi 98: Hướng về Đức Maria trong kinh Lạy Nữ Vương, chúng ta cầu xin Mẹ điều gì?
Đáp 98: Chúng ta xin Mẹ ghé mắt thương xem chúng ta và cho chúng ta được thấy Chúa Giêsu, khuôn mặt của lòng thương xót.
 
 
Hỏi 99: Hướng đến Thánh Faustina Kowalska, chúng ta xin ngài điều gì?
Đáp 99: Chúng ta xin ngài chuyển cầu cho chúng ta luôn biết sống và tiến bước trong ơn tha thứ của Thiên Chúa và trong niềm tin vững chắc vào tình yêu của Ngài (Số 24).
 
 
 
Hỏi 100: Mở Năm Thánh Ngoại Thường này, Đức Thánh Cha muốn chúng ta làm gì để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa?
Đáp 100: Mở Năm Thánh Ngoại Thường này, Đức Thánh Cha muốn chúng ta hãy để cho Thiên Chúa làm cho chúng ta phải kinh ngạc trước tình yêu của Ngài, Đấng không ngừng mở lòng và ngỏ lời yêu thương chúng ta, đồng thời chia sẻ cho chúng ta sự sống của Ngài.
 
 
 
Hỏi 101: Giáo Hội ý thức thế nào về nhiệm vụ loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa?
Đáp 101: Giáo Hội ý thức rằng loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa là nhiệm vụ hàng đầu của mình, đặc biệt trong bối cảnh của một thế giới đầy hy vọng và cũng đầy mâu thuẫn. Giáo Hội cũng ý thức rằng đời sống của con người chỉ trở nên đích thực và khả tín khi mỗi người trở thành chứng nhân của lòng thương xót qua việc tuyên xưng và sống lòng thương xót ấy như là trọng tâm Mặc khải của Chúa Giêsu Kitô.
 
Hỏi 102: Tông chiếu kết thúc với những ý nguyện nào?
Đáp 102: Tông chiếu kết thúc với những ý nguyện này: Một là Giáo Hội trở thành tiếng vọng của Lời Chúa, của sự tha thứ, đỡ nâng, trợ giúp và yêu thương; hai là Giáo Hội tỏ lòng thương xót không biết mỏi mệt và luôn nhẫn nại để khích lệ và tha thứ; ba là Giáo Hội biến mình thành tiếng nói của mọi người đồng thời tin tưởng và không ngừng lặp lại rằng: “Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu, Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời“ (Tv 25,6).

Cầu nguyện và quyết tâm Sống Lời Chúa số 2
 
Lạy Chúa, xin đổi mi tâm hn chúng con để chúng con biết yêu thương và tha th cho nhau như Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đã tha thứ và mời gọi chúng con biết xót thương nhng ai cn đến lòng thương xót ca Chúa.
Quyết tâm: Cố gắng sống tâm tình, thái độ cảm thông và gần gũi với người mình không thích.
 
 
Lạy Chúa, xin giúp con nhận biết những thời đim Chúa đến trong cuc đời qua mt con người hay mt biến c nào đó và mau mắn đáp tr tiếng Chúa mi gi. Xin cho con tht s được biến đổi khi tích cc dn thân trước nhng cơ hi Chúa trao.
Quyết tâm: Nhìn mọi sự bằng con mắt đức tin và tâm tình phó thác.
 
 
Lạy Chúa, con vẫn hay băn khoăn v thi gian và cách thức cầu nguyện để ri không thường xuyên gặp gỡ Người. Xin dy con biết cu nguyn không ngng bng cách để trái tim mình ở bên trái tim Chúa trong mọi lúc, mọi nơi.
Quyết tâm: Tập thói quen trò chuyện với Chúa như một người bạn thân thiết.
 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã khẳng định rng không có gì mà Thiên Chúa không làm được, và không có Chúa thì chúng con chẳng làm được gì. Xin củng cố niềm tin để con luôn tín thác hoàn toàn nơi quyn năng Thiên Chúa, ch đừng bao gi kiêu ngo vi kh năng ca bn thân.
Quyết tâm: Dành một chút thời gian dâng ngày và công việc cho Chúa vào mỗi sáng.
 
Lạy Chúa, cuộc sống hôm nay có quá nhiều thứ lôi cuốn khiến con không còn hướng lòng về Chúa và cũng chẳng quan tâm đến người chung quanh. Xin cha lành căn bnh vô cm ca thi đại nơi tâm hn con. Amen.
Quyết tâm: Chủ động đến với người khác bằng sự quan tâm chân thành.
 

 
Lạy Chúa, đức tin không có vic làm là đức tin chết, nhưng đức tin cũng được din t khác nhau tùy theo văn hóa và tính cách từng người. Xin giúp con biết can đảm biu l đức tin ca mình ở những nơi và vào nhng lúc cn thiết để có th đưa người khác đến gn Chúa hơn.
Quyết tâm: Nêu gương cho người chung quanh trong cách sống đạo.
 
Lạy Chúa, xin giúp con luôn tin tưởng tuyt đối vào quyn năng và lòng thương xót ca Chúa, để con biết sng tâm tình phó thác hoàn toàn như tr thơ. Xin cho con luôn bình an hạnh phúc trong tình yêu Chúa khi thành công cũng như lúc tht bi, khi vng vàng cũng như lúc yếu đui.
Quyết tâm: Cầu nguyện với Chúa trước khi làm bất cứ việc gì.
 
Lạy Mẹ Maria, xin dạy con biết quan tâm nhạy bén trước nhu cu ca người chung quanh theo gương M. Xin cũng giúp con luôn xác tín vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa mà chú tâm lắng nghe và nỗ lực thực thi Thánh ý Người trong cuc sng hng ngày.
Quyết tâm: Yêu mến Mẹ Maria và nhờ Mẹ đến với Chúa.
 
Lạy Chúa, xin cho con biết dành thời gian để ngh ngơi trong Chúa, lng nghe tiếng Chúa và cố gắng thực thi những điu Chúa mun, hu tâm hn luôn được bình an và cuộc sống đem li nhiu hoa trái cho người chung quanh.
Quyết tâm: Ưu tiên cho những việc cần thiết cho phần rỗi của bản thân và tha nhân.
 
Lạy Chúa, xin đừng để con phi run s hay trn chy s d, nhưng dám can đảm đối mt và hoán cải những kẻ ghen ghét chống đối bng mt tình yêu chân thành cùng lời cầu nguyện liên lỉ.
Quyết tâm: Sống chân thành hòa thuận với mọi người chung quanh.
 
Lạy Chúa, xin cho con trở nên dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương ca Chúa gia nhng người đang gp khó khăn đau kh cn được cm thông và cha lành.
Quyết tâm: Tránh thái độ khó chịu bực bội khi có ai đó nhờ cậy hay làm phiền.
 
Lạy Chúa, thế giới này có biết bao điu thú v và tốt đẹp mà Chúa dành tặng cho con người. Xin cho con luôn biết trân trng và s dng ơn Chúa ban cách hiu qu để tri ân Chúa và đem li nim vui cùng li ích cho nhiu người.
Quyết tâm: Đón nhận những điều trái ý như là món quà để bản thân trưởng thành hơn.
 
Lạy Chúa, xin giúp con luôn tin tưởng vào quyn năng ca Chúa và hành động theo tình thương ca Ngài.
Quyết tâm: Chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh của người chung quanh
 
 
Lạy Chúa Giêsu tình yêu, xin giúp con luôn nhận ra rằng mỗi một thành viên trong gia đình hay một cá thể trong cộng đoàn đều là một phần của thân thể Chúa.
Quyết tâm: Chấp nhận sự khác biệt hay cá tính nơi người khác.
 
Lạy Thiên Chúa là nguồn mạch ân sủng, xin cho con luôn nhớ đặt câu hi rng: Con nên làm gì?” như Thánh Phaolô đã từng hỏi và xin cho con không e ngại bóng tối, nhưng luôn chào đón s sáng đến t vic thi hành Thánh Ý của Chúa.
Quyết tâm: Thay đổi một thói quen không lành mạnh nào đó.
 
Lạy Chúa là Chúa của muôn dân, xin cho con đủ can đảm vượt qua ni s hãi của bản thân để đi đến và đồng cm vi nhng người chung quanh con.
Quyết tâm: Nhìn mọi người chung quanh với cái nhìn thiện cảm và tích cực hơn.
 
Lạy Chúa là Đấng ban Li Hng Sng, xin làm cho con trở nên người gieo ging nhit tình và quảng đại như ý Chúa mun, để con tích cc và kiên trì đem gieo Li Chúa vào mọi ngõ ngách của cuộc sống ở chung quanh con.
Quyết tâm: Tích cực trong bổn phận hay sinh hoạt thường ngày với tinh thần tông đồ.
 
Lạy Chúa, xin giúp con nhận biết Chúa luôn đồng hành bên con mọi lúc mọi nơi để con thêm mnh m và n lc hoàn tt ơn gi ca mình theo kế hoặch yêu thương ca Chúa.
Quyết tâm: Sống tâm tình tạ ơn qua thái độ vui tươi với mọi người.
 
Lạy Chúa, xin thanh luyện những dự định hay toan tính ca con khi mi ghét ghen gian di, đừng để con có bt k mt hành động nào gây thiệt hại cho người chung quanh vì sự ích kỷ của bản thân.
Quyết tâm: Luôn cầu nguyện để có những quyết định sáng suốt đẹp lòng Chúa.
 
Lạy Chúa Giêsu, xin cho những câu chữ huyền ẩn trong Tin Mừng Thánh Máccô tỏa sáng cuộc đời ca con.
Quyết tâm: Luôn sống bình an và lạc quan trong Chúa.
 
Lạy Chúa, xin cho con luôn sống trong niềm cậy tin về sự sống đời đời dưới đôi mt yêu thương ca Ngài.
Quyết tâm: Thanh luyện con mắt đức tin qua việc đọc và suy gẫm Lời Chúa.
 
Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng con ra trước s hin din ca Chúa nơi đây và ngay lúc này để con không ngng ca tng tình yêu và quyền năng Chúa.
Quyết tâm: Sống trọn vẹn giây phút hiện tại với tâm tình tạ ơn.
 
Lạy Chúa Giêsu là Vầng Đông cho nhân loi, xin chiếu ta ánh sáng ca Chúa trong tâm hn và trên cuộc đời con, để con luôn tin tưởng vng bước trên hành trình đức tin trong tình hiệp thông liên đới vi mi người.
Quyết tâm: Không bỏ qua cơ hội giúp đỡ chia sẻ với người chung quanh.
 
Lạy Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, xin thanh ty con sch mi li lm và gii thoát con khi mc cm ti li; xin ban bình an cùng sức mạnh giúp con vững bước trên đường nên thánh.
Quyết tâm: Thường xuyên hồi tâm xét mình để hoàn thiện bản thân.
 
Lạy Chúa, sống đức tin đòi con đôi khi phi chp nhn li ngược dòng với nhiều người chung quanh. Xin Chúa ban ơn khôn ngoan và can đảm để con luôn trung thành bước theo Chúa.
Quyết tâm: Luôn tự nhủ mình là một Kitô hữu để sống gương mẫu.
 
Lạy Chúa, xin đừng để con xét đoán hay kết án bt k ai, nhưng luôn có cái nhìn thông cảm bao dung đối vi mi người.
Quyết tâm: Tha thứ cho những xúc phạm của người chung quanh.
 
Lạy Chúa, như vua Salômôn, xin ban cho con mt trái tim biết lng nghe Li Ngài.
Quyết tâm: Sử dụng ân huệ Chúa ban cho xứng đáng.
 
Lạy Chúa Giêsu, việc chia sẻ cá có lẽ là khởi đầu ca vic chia s Tin Mng tình yêu của Chúa, một thứ tình yêu nuôi sống chúng con mãi mãi.
Quyết tâm: Sẵn sàng chia sẻ trước nhu cầu của người khác.
 
Lạy Chúa, mục đích ca con người là đi tìm hạnh phúc. Xin cho mỗi người chúng con biết noi gương các Thánh chn điu tt và đẹp lòng Chúa, nhất trong năm mi này như li Thánh Vnh mi gi: ‘Điu đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện.’ (Tv 143,10) Để tt c chúng ta đón mng mùa xuân hạnh phúc ở trần thế và hướng ti mùa xuân thái bình bất diệt mai sau trong tình yêu của Chúa và Mẹ Maria.
Quyết tâm: Từ bỏ ý riêng để chọn thánh ý Chúa trong năm mới này.
 
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con qua Giới răn th IV rng Hãy thảo kính cha mẹ”. Xin giúp chúng con biết sống trọn bổn phận làm con trong
gia
đình. Xin Chúa ân thưởng hnh phúc Nước Tri cho ông bà t tiên chúng con đã ly trần. Xin cho những vị đang còn sống bên con cháu luôn được di dào sức khỏe, bình an và niềm vui.
Trước thc trng xã hội khiến đời sng gia đình hiện nay đang phi đối din vi nhiu mđe da, xin Chúa cho mi người, cách riêng là những người tr, biết tái khám phá và trân quý tình cảm gia đình,
vì gia đình chính là hình ảnh yêu thương và hip thông ca
Ba Ngôi Thiên Chúa.
 
Lạy chúa, xin giúp chúng con luôn nhận thức giá trị của lao động, vì khi lao động là lúc chúng con đang s dng cách hiu qu tài năng và sức khỏe Chúa ban để góp phn xây dng mt thế gii tt đẹp cùng với Chúa, Đấng không ngng làm việc. Xin cũng cho con biết yêu quý lao động, vì qua đó con có th thiết lp và củng cố các mối tương quan vi người khác bng vic chia s, giúp đỡ và cng tác vi nhau để phc v công ích trong tinh thn bác ái và làm sáng Danh Chúa ngay gia lòng đời. Xin Chúa soi sáng và chúc lành cho mọi việc chúng con thực hiện trong năm mi này.
Quyết tâm: Làm việc và cộng tác với nhau trong tinh thần trách nhiệm.
 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây