GIỜ CẦU NGUYỆN LÒNG THƯƠNG XÓT

Thứ bảy - 05/11/2016 20:36
GIỜ CẦU NGUYỆN LÒNG THƯƠNG XÓT
TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGÒN-TP.HCM
NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Tải xuống tập tin doc

 

GIỜ CẦU NGUYỆN
LÒNG THƯƠNG XÓT
        


Thứ Sáu 11 / 11 / 2016

Lời dẫn:
Kính thưa cộng đoàn, 
Năm Thánh Lòng Thương Xót là món quà quý giá mà Thiên Chúa trao ban cho Giáo hội qua sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong suốt hành trình Năm Thánh, chúng ta đã có nhiều cơ hội để suy niệm và ngắm nhìn dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, cảm nhận được tình yêu cao sâu của Ba Ngôi Chí Thánh dành cho nhân loại và cho từng người chúng ta.
Hướng về ngày kết thúc, Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ: “Chúng ta sẽ đóng Cửa Thánh lại trong tâm tình tri ân cảm tạ Ba Ngôi Chí Thánh đã ban cho chúng ta một thời gian ngoại thường của ân sủng. Chúng ta ký thác đời sống Giáo hội, tất cả mọi người và toàn thể vũ trụ này cho Chúa Kitô, xin Chúa tuôn đổ lòng thương xót của Người như sương mai, thúc đẩy mọi người cùng hoạt động để xây dựng một tương lai trổ sinh hoa trái dồi dào” (Dung Mạo LTX, số 5).
Hiệp thông tâm tình của Vị cha chung, cộng đoàn chúng ta cùng cử hành giờ cầu nguyện tối nay để chiêm ngắm, cảm nghiệm, và tri ân lòng Chúa thương xót. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta sốt sắng đi sâu vào mầu nhiệm tình yêu của Người, được đắm chìm trong đại dương của lòng thương xót, để rồi chính chúng ta sẽ trở nên những chứng nhân của lòng thương xót trong môi trường và hoàn cảnh sống của mình.

I. KHAI MẠC
- Đặt Mình Thánh Chúa 
Hát: Thờ Lạy Chúa (Hoài Đức) - trang 16.
Chủ sự xông hương Thánh Thể và quỳ thinh lặng chiêm ngắm một chút rồi về ghế chủ tọa.
II. CA TỤNG - SÁM HỐI (cộng đoàn đứng)
Tại ghế chủ tọa, chủ sự mời gọi cộng đoàn chúc tụng Chúa:
Anh chị em rất thân mến, trước Chúa Giêsu Thánh Thể, cộng đoàn chúng ta cùng dâng lời tôn vinh chúc tụng lòng thương xót của Thiên Chúa:
X.    Lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa là Đấng thứ tha các lỗi lầm và chữa lành những yếu đuối của chúng con.
Đ.    Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời!
X.    Lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, chậm bất bình và đầy lòng xót thương.
Đ.    Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời!
X.    Lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa như người Cha dịu hiền, luôn yêu thương và chăm sóc mọi con cái.
Đ.    Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời!
Rồi chủ sự mời gọi mọi người sám hối:
Chúng ta cũng thành tâm sám hối về những lỗi lầm xúc phạm đối với lòng Chúa thương xót:
X.    Lạy Chúa, chúng con thường vô tâm nguội lạnh 
không nhận biết và tin tưởng vào tình thương Chúa.
Đ.    Xin Chúa thương xót và tha thứ cho chúng con.
X.    Chúng con đã nhiều lần bội bạc
không sống xứng đáng với hồng ân Chúa ban.
Đ.    Xin Chúa thương xót và tha thứ cho chúng con.
X.    Chúng con còn thờ ơ nghi ngại
chưa tuyên xưng và làm chứng cho lòng thương xót.
Đ.    Xin Chúa thương xót và tha thứ cho chúng con.
Chủ sự kết thúc:
Lạy Chúa Giêsu là dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, xin sai Thần Khí Chúa đến dẫn đưa chúng con vào trong mầu nhiệm tình yêu của Chúa. Xin biến đổi cộng đoàn chúng con thành cộng đoàn yêu thương như lòng Chúa mong ước, và làm cho mỗi người chúng con trở nên chứng nhân nhiệt thành của lòng thương xót. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
- Amen.
III. LỜI CHÚA - SUY NIỆM
    Lời Chúa: Lc 13,10-17 (cộng đoàn đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, vào ngày Sabat, Chúa Giêsu giảng dạy trong một hội đường. Và này có một người đàn bà bị quỷ ám làm cho đau yếu đã mười tám năm, bị khòm lưng, hoàn toàn không thể trông lên được. Khi Chúa Giêsu thấy bà ấy, Người gọi đến và bảo: “Này bà, bà được khỏi tật đó”. Rồi Người đặt tay trên bà, tức thì bà đứng thẳng lên và tôn vinh Thiên Chúa.
Nhưng viên trưởng hội đường tức giận, vì Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sabat, nên ông nói với dân chúng: “Đã có sáu ngày để làm việc: vậy thì các người hãy đến xin chữa bệnh trong những ngày đó, chứ đừng đến vào ngày Sabat”. Chúa đáp lại và nói: “Đồ giả hình, trong ngày Sabat, mỗi người trong các ông lại không thả bò hay lừa của mình ra khỏi chuồng mà dẫn nó đi uống nước sao? Phương chi người con gái Abraham này, Satan cột trói nó đã mười tám năm nay, lại không nên tháo xiềng xích buộc nó trong ngày Sabat sao?” Khi Người nói thế, tất cả những kẻ đối nghịch đều hổ thẹn, và toàn dân vui mừng vì mọi việc vẻ vang Người đã thực hiện.
Cộng đoàn ngồi thinh lặng suy niệm trong giây lát.
    Suy niệm 1: (cộng đoàn ngồi)
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa 
qua sứ vụ của Đức Giêsu
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (DMLTX): “‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1Ga 4,8.16), Thánh sử Gioan khẳng định như thế lần đầu tiên và là lần duy nhất trong toàn bộ Thánh Kinh. Tình yêu ấy giờ đây trở nên hữu hình và được tỏ bày trong cả cuộc sống của Chúa Giêsu. Bản thân Người không gì khác hơn là tình yêu, một tình yêu được ban tặng cách vô điều kiện” (số 8). Thật vậy, nơi Đức Giêsu, khuôn mặt tình yêu của Thiên Chúa trở nên gần gũi và sống động với tất cả mọi người. 
Đức Giêsu đã mặc khải cho chúng ta lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người. Cuộc đời Đức Giêsu nơi trần thế minh chứng rằng lòng thương xót của Thiên Chúa luôn luôn hiện diện cùng nhân loại. Người đến với tất cả mọi người, không loại trừ một ai. Dù sang dù hèn, dù thánh thiện dù tội lỗi, dù là hạng đĩ điếm hay quân thu thuế, dù là bậc khôn ngoan thông thái hay là những kẻ ngu si thất học, là người bất hạnh hay kẻ ưu sầu, là người bệnh tật bị xã hội bỏ rơi hay bất kỳ hạng người nào khác, Đức Giêsu vẫn không ngần ngại đến với họ để cảm thông chia sẻ, nâng đỡ ủi an, chữa lành và trao ban ơn cứu độ.
Hình ảnh người đàn bà bị còng lưng trong câu chuyện Tin mừng thánh Luca kể lại chính là hình ảnh tượng trưng cho thân phận của mọi người. Theo quan niệm của người Do Thái, tư thế đứng thẳng, hay ngẩng cao đầu là tư thế để tiếp xúc với thế giới thần thiêng. Thân phận con người không chỉ bị đè nặng bởi những lo toan vất vả của cuộc sống, mà còn bị gánh nặng tội lỗi chất thêm khiến người ta cứ cong lưng gập người xuống và không thể ngẩng cao đầu. Tội lỗi khiến con người không thể đứng thẳng để tiếp xúc với Thiên Chúa. Tội lỗi của Ađam và Evà đã làm cho con người co rút về chính mình và đóng cửa tâm hồn trước Thiên Chúa và tha nhân. Nhìn vào đời sống thiêng liêng của bản thân, chúng ta hẳn nhận ra nhiều khi mình cũng mắc căn bệnh “còng lưng” do tội lỗi, do đời sống buông thả, do ích kỷ và những đam mê thế gian. Những điều đó làm cho chúng ta không thể đứng thẳng được. Chúng ta không thể ngẩng cao đầu nhìn lên trời cao, mà chỉ biết cắm đầu vào những gì thuộc về thế gian.
Với trái tim tràn đầy tình yêu và lòng thương xót, Đức Giêsu luôn quan tâm, nhìn thấy và đồng cảm với những nỗi đau của con người. Người nhìn thấy người đàn bà còng lưng dù bà nhỏ bé và đang đứng ẩn mình đâu đó trong một góc khuất của hội đường. Người cũng chẳng đợi bà cầu xin sự chữa lành, mà đã đi bước trước gọi bà đến với mình: “Này bà, bà được khỏi tật đó”. Lời nói và cử chỉ đặt tay của Chúa Giêsu không chỉ giải thoát đau khổ thể lý cho người đàn bà, trả lại cho bà cuộc sống lành lặn bình thường, hành động ấy của Chúa còn chữa lành thương tật thiêng liêng giúp bà có một cuộc sống luôn đứng thẳng để tiếp xúc với Thiên Chúa và tha nhân. Chính vì thế, điều đầu tiên mà người phụ nữ này làm là mở miệng ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa.
Cũng thế, Đức Giêsu luôn khao khát tiếp cận và ngỏ lời với mỗi người chúng ta hôm nay. Người sẵn sàng cúi xuống nâng dậy và nói lời tha thứ để chữa lành căn bệnh “còng lưng” thiêng liêng của ta. Liệu chúng ta có ý thức và đủ xác tín để mở lòng trước tình yêu Thiên Chúa hay chưa? Đó chính là nỗi thao thức và ước muốn của Đức Giáo Hoàng khi mời gọi: “Trong Năm Thánh này, hãy để Thiên Chúa tạo bất ngờ cho chúng ta. Người luôn để cánh cửa trái tim Người rộng mở, và không ngừng lập đi lập lại rằng, Người yêu thương chúng ta và muốn thông truyền sự sống của Người cho chúng ta” (DMLTX, số 25). Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, chúng ta hãy thường xuyên chạy đến và nép mình trong trái tim Người.
Thinh lặng ít phút để cầu nguyện.
Hát: Trong Trái Tim Chúa Yêu (Phanxicô) - trang 17.
    Suy Niệm 2: (cộng đoàn ngồi)
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa 
nơi sứ mạng của Giáo Hội
Chúa Giêsu đã thiết lập Hội thánh trên trần gian như là chứng nhân của lòng thương xót. Suối nguồn lòng thương xót của Thiên Chúa không ngừng tuôn tràn trên nhân loại sau khi Chúa Phục Sinh về trời, mà còn tiếp diễn và tồn tại muôn đời nơi sứ mạng của Giáo hội. Chính Chúa Giêsu đã thiết lập các bí tích và trao cho Giáo hội quản lý như là khí cụ thông ban tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho con người. Qua các bí tích mà Giáo hội cử hành, Chúa Giêsu vẫn đang tiếp tục cúi xuống và chữa lành căn bệnh “còng lưng” thiêng liêng của nhân loại.
Tất cả các bí tích đều là bí tích của lòng thương xót, nhưng bí tích Rửa tội và bí tích Hoà giải là hai bí tích giúp con người đụng chạm trực tiếp tới lòng Chúa thương xót qua việc đón nhận ơn tha thứ và tái sinh, để người ta có thể đứng thẳng và ngẩng cao đầu trước Thiên Chúa và tha nhân. Thật vậy, tất cả chúng ta chỉ là những thụ tạo thấp hèn, nhưng lại được Thiên Chúa đặc biệt yêu thương, tuyển chọn và thánh hiến. Qua bí tích Rửa tội, chúng ta được trở nên thụ tạo mới trong Chúa Kitô, được trở nên con cái Thiên Chúa và thành viên của Hội thánh, được thừa hưởng kho tàng thiêng liêng vô cùng quý giá là đức tin, được trao ban sức sống mới của Chúa Thánh Thần để bắt đầu bước đi trên hành trình ơn gọi của người Kitô hữu. 
Tuy nhiên, với bản tính yếu hèn do Tội nguyên tổ, con người rất dễ bị sa ngã và đánh mất kho tàng ơn thánh. Vì thế, bí tích Hòa giải cần thiết để giúp chúng ta nối lại tình thân với Thiên Chúa, nối lại nhịp cầu yêu thương đã bị phá vỡ do tội lỗi gây ra. Qua bí tích Hòa giải, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu Thiên Chúa đối với con người như tình thương của người cha nhân hậu, từng ngày chờ mong đứa con hoang đàng trở về, để trao ban nụ hôn tha thứ, phục hồi phẩm giá cho người con “đã mất nay lại tìm thấy”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở  rằng: “Chúng ta cần xác tín vững vàng về tầm quan trọng đặc biệt của bí tích Hòa giải, một bí tích cho phép chúng ta như được chạm tay vào sự cao cả của lòng thương xót. Bí tích này là nguồn suối an bình nội tâm thực sự cho mọi hối nhân” (DMLTX, số 17). 
Bên cạnh ơn tha thứ, lòng thương xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc Chúa Giêsu tiếp tục ở lại và nuôi dưỡng con người trong bí tích Thánh Thể. Bàn tiệc Thánh Thể khác xa và hơn hẳn một bữa tiệc bình thường vì đây là bí tích hiện tại hóa Hy Tế Thập Giá của Chúa Giêsu, tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và sự Phục Sinh của Người. Thánh lễ mà Hội thánh cử hành hằng ngày là tột đỉnh của hành động cứu độ của Thiên Chúa; ở đó, Chúa Giêsu biến Mình thành tấm bánh bị bẻ ra cho chúng ta, đổ trên chúng ta tất cả lòng thương xót và tình yêu của Người, để đổi mới tâm hồn chúng ta, cuộc sống chúng ta và cách thức chúng ta liên hệ với Người và với tha nhân. Vì thế, ai đến lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa cũng là đến lãnh nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa và nhờ đó mà trở nên thân thiết, gần gũi với Chúa hơn. 
Không chỉ cử hành và trao ban lòng thương xót của Thiên Chúa cho con cái mình qua các bí tích, Hội thánh còn có sứ mạng làm chứng cho lòng thương xót giữa thế giới hôm nay. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định: “Trụ cột nâng đỡ đời sống Giáo hội chính là lòng thương xót. Tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo hội cần phải được thấm đẫm sự dịu dàng; không một sứ điệp và chứng từ nào của Giáo hội trước thế giới lại có thể vắng bóng lòng thương xót. Tình yêu thương xót và thông cảm chính là phương thế để củng cố tính cách đáng tin của Giáo hội”  (DMLTX, số 10). Theo Đức Giáo Hoàng, thực thi lòng thương xót là một trong những điều kiện căn bản, làm cho lời rao giảng và chứng tá của Giáo hội có tính khả tín đối với con người thời nay. Thực thi lòng thương xót cũng là con đường mà Vị cha chung của Giáo hội đã lựa chọn để hướng tới một Hội thánh phản ánh trung thực hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian.
Thinh lặng ít phút để cầu nguyện.
Hát: Tôn Nhan Thương Xót (Trầm Thiên Thu) - trang 19.
hoặc Theo Lòng Thương Xót (Nguyễn Duy) - trang 20.
    Suy Niệm 3: (cộng đoàn ngồi)
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa 
trong lối sống người Kitô hữu
Chiêm ngắm mầu nhiệm lòng thương xót qua sứ vụ của Chúa Giêsu và nơi sứ mạng của Giáo hội, mỗi Kitô chúng ta cũng được mời gọi sống và loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, trở nên dấu chỉ của lòng Chúa thương xót cho con người thời đại, trong môi trường mình đang sống. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn nhủ: “Trong các giáo xứ, các cộng đồng, các hiệp hội và phong trào, nói chung, ở đâu có các Kitô hữu hiện diện, thì ở đấy bất cứ ai cũng sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hoà lòng thương xót” (DMLTX, số 12).
Thương xót là một thái độ căn bản trong tương quan với anh chị em, với người chung quanh. Thương xót được biểu lộ trước hết trong cách cư xử giữa người đối với người. Thái độ khó chịu và lời chất vấn của ông trưởng hội đường trong câu chuyện Chúa chữa người đàn bà khòm lưng chắc chắn không phải là hành động của lòng thương xót. Thương xót còn được diễn tả cách đặc biệt qua những hành động cụ thể đối với anh chị em có hoàn cảnh khó khăn. Đức Giáo Hoàng tha thiết mời gọi: “Hãy mở to mắt để nhận ra tình trạng khốn khổ của thế giới, để thấy những vết thương của anh chị em chúng ta đang bị tước mất nhân phẩm, và ý thức rằng chính chúng ta được mời gọi lắng nghe tiếng họ kêu gào xin được cứu giúp”. Ngài cũng chỉ ra những việc cần làm: “Chúng ta hãy tái khám phá những hành vi thương xót, chẳng hạn Thương xác bảy mối, đó là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. Và chúng ta đừng quên Thương linh hồn bảy mối, đó là lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết” (DMLTX, số 15). 
Những việc làm của lòng thương xót theo tinh thần Kitô giáo còn có ý nghĩa sâu xa hơn, vì Đức Giêsu đã đồng hóa những anh chị em mà ta gặp hằng ngày với chính Người. Thế nên, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Chính Chúa Kitô hiện diện nơi mỗi người trong ‘những kẻ hèn mọn’ đó. Thân xác Người trở nên hữu hình nơi thân xác những người bị hành hạ, bị gây thương tích, bị đánh đập, bị thiếu dinh dưỡng, bị truy đuổi... để cho chúng ta nhận ra, chạm tới và ân cần chăm sóc” (DMLTX, số 15). 
Nhìn vào cuộc sống hiện tại, chúng ta nhận ra ngay bên cạnh mình không thiếu những cảnh đời lầm than khốn khổ đang cần được cứu giúp. Đó là những người nghèo túng đang thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Đó là những người già yếu bệnh tật luôn khiếp sợ cảm giác cô đơn tuyệt vọng. Đó còn là những nạn nhân của bất công bạo lực trong gia đình hay ngoài xã hội đang phải cắn răng cam chịu. Rồi còn vô số nạn nhân của thiên tai lụt lội đang oằn mình gánh chịu bao hậu quả để lại khi cơn lũ đã đi qua. Trái tim của người môn đệ Chúa Giêsu không thể nào ngủ yên trước những tiếng rên rỉ và ánh mắt van lơn của chính anh chị em mình đang trong những hoàn cảnh như thế. Chúng ta được mời gọi hãy mở con tim và đưa bàn tay để xoa dịu những đau thương mất mát của họ. Những hành động yêu thương bác ái của chúng ta sẽ trở thành cánh tay nối dài của Chúa Giêsu, đem đến cho những mảnh đời bất hạnh ơn chữa lành và lòng thương xót của Thiên Chúa. Và trong ngày chung cuộc, chính Chúa Kitô - Vị Thẩm Phán chí công - sẽ nói với chúng ta rằng: “Mỗi lần các con làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40).
Chớ gì hương thơm của lòng thương xót luôn tỏa lan trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, trong mọi sinh hoạt của các cộng đoàn Kitô hữu. Dù cho Năm thánh Lòng Thương Xót sắp kết thúc, nhưng nỗ lực yêu thương bác ái của chúng ta chắc chắn sẽ làm cho “những năm sắp tới được ngập tràn lòng thương xót, đưa chúng ta đến với mọi người, mang lại cho họ lòng nhân từ và khoan hậu của Thiên Chúa”.
Thinh lặng ít phút để cầu nguyện.
Hát: Hãy Xót Thương Như Cha (Đức Hiệt) - trang 22.
hoặc Gương Mặt Chúa Thương Xót (M. Tâm) - trang 23.
IV. CẦU NGUYỆN (cộng đoàn đứng)
Chủ sự mời gọi cộng đoàn dâng lời cầu xin:
Anh chị em thân mến! Chúa Giêsu Thánh Thể là hiện thân của lòng thương xót, luôn lắng nghe, thấu hiểu và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con người. Cộng đoàn chúng ta cùng tin tưởng dâng lời cầu xin:
- Xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám mục Phaolô, Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức cha phụ tá Giuse, cùng hàng Linh mục trong Tổng Giáo phận, luôn là dấu chỉ sống động của lòng thương xót ở giữa đàn chiên Chúa.
Đ. Xin Chúa nhận lời chúng con.
- Xin Chúa là nguồn vui và hạnh phúc của nhân loại, ban cho các dân tộc trên thế giới được vui sống trong bình an và tình huynh đệ, cho nhà cầm quyền các quốc gia biết tôn trọng sự thật và luôn sẵn sàng dấn thân cho công lý.
Đ. Xin Chúa nhận lời chúng con.
- Xin Chúa thương nhìn đến nỗi khổ đau của bao người đang là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và thiên tai, cho họ tìm được sự cảm thông và trợ giúp từ nhiều tổ chức hay cá nhân, để có thể vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.
Đ. Xin Chúa nhận lời chúng con.
- Xin Chúa ban cho mỗi người chúng con ánh mắt và trái tim đầy yêu thương của Chúa để luôn nhạy bén nhận ra nhu cầu của người chung quanh, sẵn sàng trao ban chính mình hầu  khơi lên niềm tin vào lòng thương xót giữa thế giới hôm nay. 
Đ. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Có thể đọc một chục Kinh Lòng Chúa Thương Xót:
Lạy Cha Hằng Hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Con rất yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, 
- để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới.
Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, 
- xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới. (10 lần)
Lạy Đấng Chí Thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, 
- xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
Đọc Kinh Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót:
Lạy Chúa Giêsu Kitô, 
Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời, 
và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha. 
Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa 
và chúng con sẽ được cứu độ. 
Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Zakêu 
và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền; 
làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna 
không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo; 
cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa, 
và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải. 
Xin cho chúng con được nghe 
những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria, 
như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con: 
“Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!”
Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình, 
Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài 
trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót: 
Xin làm cho Hội Thánh 
phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này. 
Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển. 
Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa 
cũng mặc lấy sự yếu đuối 
để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc, 
xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài 
đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa 
quan tâm, yêu mến và thứ tha.
Xin sai Thần Khí Chúa đến 
xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con, 
để Năm Thánh Lòng Thương Xót này 
trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con; 
và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới, 
có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo, 
công bố sự tự do cho các tù nhân và những người bị áp bức, 
trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.
Lạy Chúa Giêsu, 
nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót, 
xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin. 
Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha 
và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. 
Amen.
V. PHÉP LÀNH - KẾT THÚC (cộng đoàn quỳ)
Chủ sự tiến ra trước bàn thờ.
Hát và cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng.
Hát “Tantum Ergo” (trang 24) 
hoặc “Đây Nhiệm Tích” (trang 25)
(chủ sự xông hương).
Lời nguyện và Phép lành Mình Thánh Chúa.
Hát kết thúc: Hãy Đi Loan Báo (Ngọc Linh) - trang 26. 

THÁNH CA

THỜ LẠY CHÚA
 
TRONG TRÁI TIM CHÚA YÊU
 
 
TÔN NHAN THƯƠNG XÓT
 

THEO LÒNG THƯƠNG XÓT
 
 





HÃY XÓT THƯƠNG NHƯ CHA TRÊN TRỜI
Misericordes sicut Pater
 
GƯƠNG MẶT CHÚA THƯƠNG XÓT
 



TANTUM ERGO
 
ĐÂY NHIỆM TÍCH
 

HÃY ĐI LOAN BÁO
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây