20 ĐOẠN VĂN KINH THÁNH VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT Chủ đề 02: Phải có lòng nhân từ (Lc 6, 36-38)

Thứ hai - 07/03/2016 08:54
Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Sử Luca đặt vào trọng tâm của một chuỗi bài giáo huấn của Chúa Giêsu. Sau khi Ngài nói về các mối phúc và mối hoạ, là một bài giảng về lòng yêu thương với anh em đồng loại , đặc biệt là đối với kẻ thù. Đến câu 36,37,38, Thánh Sử như muốn tóm kết bài giảng yêu thương ấy bằng một câu trả lời gọn ghẽ, chính xác về gương lòng nhânvà hậu quả của việc xét đoán anh em mình.

20 ĐOẠN VĂN KINH THÁNH VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT
Chủ đề 02: Phải có lòng nhân từ (Lc 6, 36-38)
36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
“ Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào ,thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”

SUY NIỆM:
Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Sử Luca đặt vào trọng tâm của một chuỗi bài giáo huấn của Chúa Giêsu. Sau khi Ngài nói về các mối phúc và mối hoạ, là một bài giảng về lòng yêu thương với anh em đồng loại , đặc biệt là đối với kẻ thù. Đến câu 36,37,38, Thánh Sử như muốn tóm kết bài giảng yêu thương ấy bằng một câu trả lời gọn ghẽ, chính xác về gương lòng nhânvà hậu quả của việc xét đoán anh em mình.
“ Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ” ( c 36 ). Chúa Giêsu không nói về mình nhưng Ngài chỉ cho các môn đệ một Đấng đầy lòng nhân hậu. Đấng ấy chính là “ Cha anh em”. Ở đây Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là “ Cha anh em”, khác với Tin Mưng của Thánh Gioan “Cha Ta, Cha Tôi...” ý muốn nhấn mạnh rằng: Cha nào , thì con phải như thế. Tục ngữ Việt Nam ta có câu:” Con nhà tông, không giống lông thì cũng giống cánh”. Thiên Chúa lúc này không phải là Đấng Siêu việt, Đấng ở trên cao, cách biệt chúng ta ngàn trùng nhưng là Người Cha nhân từ. Mối tương quan cha con sâu đậm được nhắc ở đây duy chỉ mục đích: hãy bắt chước Cha anh em ( x Mt 5,48 ).
Trong câu 37, chúng ta thấy Chúa Giêsu dùng 2 từ “ đừng” : “Đừng xét đoán...Đừng lên án” như muốn nhấn mạnh: Anh em chớ có dại dột mà làm điều ấy. Đây là lời cảnh cáo chứ không còn là lời khuyên bảo nhắc nhở như trong câu 36 nữa vì chính Thiên Chúa sẽ đặt lên cán cân cho thăng bằng: Nếu con xét đoán người khác, thì đừng trách: Tại sao Chúa lại tính toán, chi li với con?. Nếu con lên án người khác thì đừng trách Ta sao lại nặng tay, trừng phạt nghiêm khắc trong cách đối xử với con?
Nhiều khi trong đời sống chung, chúng ta thường hay mắc phải điều này. Chúng ta nhận xét, phê bình, đánh giá và thậm chí kết tội người khác theo cái nhìn chủ quan. Cùng một sự kiện xảy ra với người mà ta thân thiện, thì ta cho rằng: Chẳng sao đâu, đó chỉ là do lầm lỗi. Còn nếu việc đó xảy ra với người , chúng ta thù ghét, thì lại bảo: Tội đó thật đáng chết, phải trừng phạt đích đáng để làm gương. Nhiều khi chúng ta đóng vai quan toà để kết án người khác mà quên mất cái đà trong mắt mình. Chúng ta quên rằng chỗ đứng của chúng ta là: tội nhân và chúng ta thường ngồi nhầm ghế quan toà khi xét xử người khác. Chúng ta quên mất Thiên Chúa và chỉ có Ngài là Vị Thẩm phán chí tôn, công thẳng. Ngài sẽ xét xử chúng ta theo như công việc chúng ta đã làm cho người anh chị em.
“ Hãy tha thứ... sẽ được thứ tha. Hãy cho...sẽ được nhận lại”. Và chính Thiên Chúa là người trả lại những gì chúng ta đã làm cho Ngài. Ngài trả lại gấp trăm, gấp vạn những điều chúng ta làm cho người anh em bé mọn, nghèo khổ. Thiên Chúa giàu lòng quảng đại, Ngài cho chúng ta gấp ngàn lần điều chúng ta cầu xin hay nghĩ tới. Ngài là người Cha của chúng ta.
Trong câu 38, Thánh sử dùng một hành vi tượng trưng để minh hoạ cho việc Thiên Chúa đối xử với những ai yêu mến và tuân giữ lời Ngài “Ngài sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng, đã dằn đã lắc và đầy tràn...” Chúng ta thấy cái đấu của Thiên Chúa không ? Không những đong đủ, mà còn dằn xuống cho được nhiều hơn, còn lắc qua lắc lại để không còn một chỗ trống, khe hở nào và đầy tràn: đã đầy, còn tràn ra ngoài nữa. Ý nói: tình thương bao la, lòng quảng đại vô biên của Thiên Chúa đối với con người. Đâu là lý do Thiên Chúa đối xử với chúng ta như vậy: “ Vì anh em đong bằng đấu nào, Thiên Chúa sẽ đong lại bằng đấu ấy”. Một lần nữa, chúng ta lại thấy sự công thẳng của Thiên Chúa trong ngày sau hết được mô tả ở đây: Ai sống sao, Ta sẽ trả cho như vậy.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến ngày phán xét chung thẩm trong Tin Mừng tuần qua: Mt 25, 31-46. Lúc đó, Thiên Chúa cứ theo những hành động bác ái ta đã đối xử với anh em mà thưởng phạt tuỳ theo mỗi người.
Lạy Chúa, khi còn sống, chúng con đã được Chúa cho biết bao cơ hội để sống tốt vơi Chúa , với anh em, nhưng nhiều khi chúng con ơ hờ, xao lãng vì cho rằng: tôi còn trẻ, còn khoẻ... đợi đến lúc bệnh, già lão hay sắp chết ăn năn còn kịp. “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu thoát”. Lời nhắc nhở này thúc giục chúng con biết nắm lấy cơ hội vì chẳng biết ngày nào Chúa đến gõ cửa lòng mình để quay trở về vơí Chúa, với anh em bằng chính đời sống yêu thương, bác ái trong tương quan từng ngày của chúng con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây