TÌNH YÊU, ÔI CAO CẢ VÀ VĨ ĐẠI !

Thứ bảy - 25/02/2017 20:42
TÌNH YÊU, ÔI CAO CẢ VÀ VĨ ĐẠI !
TÌNH YÊU, ÔI CAO CẢ VÀ VĨ ĐẠI !

“Mầu nhiệm này thật là cao cả.
Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh” (Êph 5,32)


 
¨ TỪ NHỮNG GỢI Ý 

Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là một cộng đồng các ngôi vị : đôi bạn là nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông, trong một cố gắng bền bỉ nhằm thăng tiến một cộng đồng đích thực gồm các ngôi vị.
“Nguyên lý nội tại, sức mạnh thường xuyên và mục đích cuối cùng của một sức mạnh như thế chính là tình yêu : Cũng như không có tình yêu, gia đình không phải là một cộng đồng các ngôi vị, thì cũng thế, không có tình yêu, gia đình không thể sống, lớn lên và tự hoàn thiện, xét như một cộng đồng các ngôi vị. 
“Điều tôi đã viết trong Thông điệp ‘Đấng Cứu Chuộc Con Người’ được áp dụng độc đáo và ưu tiên trước hết nơi gia đình : ‘Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất ý nghĩa nếu không nhận lấy mặc khải về tình yêu, nếu không có kinh nghiệm về tình yêu và nếu không nhận lấy kinh nghiệm ấy làm của mình và hăng say dự phần vào đó’…” 
(ĐGH Gioan Phaolô II – Tông Huấn về những bổn phận gia đình Kitô hữu – số 18).
¨ MỘT THOÁNG SUY TƯ 
Một danh nhân đã nói : “Yêu và được yêu là hai điều vĩ đại nhất trên đời này”. Tình yêu vĩ đại bởi vì nó có liên quan mật thiết đến sự sống, đến sự tồn tại và phát triển, đến định mệnh của mỗi người, của cả nhân loại…Chính vì vậy mà “Khi bắt đầu yêu là bắt đầu sống” (St Ant. de Exupéry) và “Con người không thể sống mà không có tình yêu” (ĐGH Gioan Phaolô II – Tông huấn FC số 18). 
Tình yêu luôn có những điều kỳ diệu muốn tỏ lộ và những bí ẩn tuyệt vời muốn nói ra. Thông điệp về tình yêu, bởi tình yêu, cho tình yêu thì bao la và phong phú dường như vô tận. 
Một giây phút lắng đọng để suy tư về mầu nhiệm tình yêu… 
- “THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU” (1Gio 4,8)
Trên tấm thiệp hồng của các đôi tân hôn Kitô hữu hoặc tại địa điểm tổ chức hôn lễ, người ta thường thấy xuất hiện dòng chữ lớn đặt ở vị trí trang trọng : “Thiên Chúa là Tình yêu”. Điều này thật là ý nghĩa và thích hợp. 
Bởi vì, liên hệ Tình yêu Thiên Chúa đến vấn đề hôn nhân gia đình chẳng những là khẳng định một xác tín của đức tin Kitô giáo, mà còn là một cam kết chu toàn ơn gọi mà bí tích hôn phối đã trao ban. 
Trước hết, câu “Thiên Chúa là tình yêu” (1Gio 4,8 ; 4,16) đã được các nhà chuyên môn chú thích như sau :
. “Sứ mệnh của Chúa Con cho thấy Thiên Chúa là Tình Yêu và tình yêu của Kitô hữu phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con…” (Nhiều dịch giả - Kinh Thánh trọn bộ CƯ và TƯ – NXB TP. HCM 1998 – Phần chú thích, trang 2437).
. “Thiên Chúa là lòng mến : Cựu ước đã nói đến Thiên Chúa yêu mến Israel một cách thấm thía. Việc Con của Người xuất hiện làm Đấng Cứu Thế tỏ cho thấy Thiên Chúa và Lòng mến là một và cho ta thông chia lòng mến vì kẻ tin đã được nên con cái Thiên Chúa.” (LM Nguyễn Thế Thuấn – Kinh Thánh – DCCT 1976 – Chú thích 1Gio 4,8).
. “Lòng mến : lòng mến yêu người ta phát nguồn tự Thiên Chúa, nơi Con Thiên Chúa, nơi Thánh Thần. Đó là chứng chỉ của lòng Mến Thiên Chúa. Lòng mến đòi phải thí bỏ mình đi, phải phục vụ, phải nhẫn nại chịu đựng. Đó là giới răn tuyệt đỉnh, liên kết chặt chẽ với lòng yêu mến Thiên Chúa, thi thố ra bằng sự chân thành nắm giữ các lịnh truyền của Chúa ; lòng mến là tất cả sự trọn lành, và kết liễu nơi hưởng kiến Thiên Chúa.“ (LM Nguyễn Thế Thuấn – Sđd - x. Chú thích 1Cor 13,1-13 : “Lòng Mến : Hilạp: agapé; nên dùng tiếng đơn giản : Mến, hơn là những tiếng cầu kỳ, mà không đúng nghĩa như : đức ái, tình ái”).
Thiên Chúa đã mạc khải Người là Tình Yêu nên những nhận thức, khái niệm, diễn giải của con người về tình yêu không thể nào nói lên hết được. Tình yêu luôn là một huyền nhiệm như Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Con người được mời gọi để suy tư, chiêm niệm, khám phá vẻ đẹp vĩ đại, linh thiêng, cao cả, diệu vợi của lòng yêu mến nơi Thiên Chúa đã được bày tỏ trong lịch sử cứu độ. 
Và Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu như thế nào, thì thánh Gioan đã tóm tắt như sau : “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Gio 3,16).
Tình yêu là hiến ban, là cho đi, là mưu cầu lợi ích cho người khác, là chia sẻ hạnh phúc cho tha nhân, là đem lại sự sống, hy vọng và bình an cho mọi người…Và tình yêu thì luôn mạnh hơn cả sự chết !
Sáng kiến tình yêu đã khiến Thiên Chúa muốn Con Một của Người hy sinh : chấp nhận nhập thể, nhập thế, mang thân-phận-người, chịu đau khổ và chịu chết nhục nhã như một phạm nhân, để cứu sống loài người. Vì yêu, Đức Giêsu đã vâng phục và chấp nhận tất cả, dù phải chết. Ngài yêu mến Cha vô cùng và yêu thương nhân loại tột bậc.
Con-Một-Thiên-Chúa đã thể hiện tình yêu một cách cụ thể như là một bài học sống động, một tấm gương sáng ngời. Tình yêu đó như thế này : “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Gio 15,13).
Tình yêu giữa ba Ngôi Vị Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, tình yêu của Đức Kitô đối với Hội thánh Ngài, là mẫu mực tuyệt vời để mọi tín hữu dõi theo. Đặc biệt, trong ơn gọi hôn nhân gia đình, tình yêu ấy đã được bí tích hóa để đôi bạn có khả năng yêu thương và trung tín với nhau một cách trọn vẹn như Thiên Chúa là gương mẫu và là động lực nâng đỡ.

Thiên Chúa là tình yêu và nơi chính mình Người, Người đang sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương giữa các ngôi vị. Khi tạo dựng nhân tính của người nam và người nữ theo hình ảnh Người và liên lỉ bảo toàn cho nhân tính ấy được hiện hữu. Thiên Chúa ghi khắc vào đó ơn gọi cũng như khả năng và trách nhiệm tương ứng, mời gọi con người sống yêu thương và hiệp thông. Tình yêu là ơn gọi căn bản và bẩm sinh của mọi người.”(ĐGH Gioan Phaolô II – Tông huấn về những bổn phận của gia đình Kitô hữu – Roma 2002 – số 11).
- “KHÔNG AI CÓ TÌNH THƯƠNG LỚN HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI HY SINH MẠNG SỐNG MÌNH CHO BẠN HỮU” (Gio 15,13) 
Hiện nay, câu Lời Chúa trên đây cũng được các nhiều bạn trẻ yêu thích và trân trọng. Trên các thiệp hồng đã thấy xuất hiện câu Kinh thánh trên như một châm ngôn sống cho cuộc hôn nhân mà họ sắp dấn thân vào.
Thực vậy, cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo đã được định hướng bởi bí tích hôn phối, là một trong các bí tích mà Chúa Kitô đã thiết lập và qua đó, những ai đã tự nguyện lãnh nhận sẽ được chúc lành, thánh hóa.
Khi lãnh nhận bí tích hôn phối, đôi bạn sẽ sống theo mầu nhiệm ơn gọi của đấng bậc vợ chồng, như thánh Phaolô đã nêu một cách cụ thể và ý nghĩa, như sau : 
Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là Đầu của Hội thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội thánh, thân thể Người. Và như Hội thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.
Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh ; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền.
Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách thánh có lời chép rằng : ‘Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt’. Mầu nhiệm này thật cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng” (Eâph 5,21-33). 
Thánh Phaolô đã nêu bật tính cách bí tích của hôn nhân Kitô hữu. Tình yêu và mối quan hệ vợ chồng lấy nguồn gốc mẫu mực tình yêu và mối tương quan gắn bó giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Ơn gọi và bí tích hôn nhân là thể hiện, là “hôn nhân hóa” mầu nhiệm yêu thương, hiệp thông giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
Đức Kitô đã yêu thương Hội thánh, đã hiến mình vì Hội thánh, đã chăm sóc, nuôi nấng Hội thánh, đã hy sinh cứu chuộc Hội thánh thế nào thì vợ chồng cũng phải sống và đối xử với nhau như vậy.

Tình yêu trong hôn nhân Kitô hữu cũng phải phỏng theo lòng Mến Kitô giáo, là điều mà thánh Phaolô cũng đã nhắc nhở rất cụ thể trong thư 1Cor :
“Lòng mến thì nhẫn nhục, hiền hậu,
“không ghen tương, không vênh vang, 
“không tự đắc,
“không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
“không nóng giận, không nuôi hận thù,
“không mừng khi thấy sự gian ác,
“nhưng vui khi thấy điều chân thật.
“Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả,
“chịu đựng tất cả…” (1Cor 13, 4-7).
Sống trọn vẹn lòng mến như thế tức là phải hy sinh, phải từ bỏ chính mình, phải quảng đại bao dung, phải chấp nhận cái chết-vì-yêu như Đức Kitô. Xây dựng trên nền tảng tình yêu ấy, hôn nhân sẽ bền vững và hạnh phúc. 
oOo
Tóm lại, “Con người là hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu. Cho nên ơn gọi của con người chính là sống yêu thương. Ơn gọi này được thể hiện một cách đặc biệt trong hôn ước. Sự kết hợp giữa vợ chồng bao gồm mọi khía cạnh trong đời sống vợ chồng chứ không chỉ trong phương diện thể xác mà thôi. Vợ chồng yêu thương nhau có nghĩa là họ liên kết đời sống họ lại với nhau trong tư tưởng, ý chí, hành động, tâm hồn.
“Nói cách khác, họ phải liên kết tất cả khả năng nghị lực của họ với nhau và sống vì nhau. Sự kết hợp thể xác chỉ là một khía cạnh của sự kết hợp toàn thể cuộc sống và con người của họ. Sự kết hợp thể xác chỉ có ý nghĩa nếu nó diễn đạt sự kết hợp toàn diện ấy. Đây là lý do tại sao hôn nhân chỉ có giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà thôi. Nếu người vợ và người chồng tham dự hoàn toàn vào cuộc sống của nhau thì dĩ nhiên không thể có một người thứ ba. Đó là đòi hỏi để tình yêu đích thực và trọn vẹn có thể có giữa hai vợ chồng.”(D. Wahrheit – Cẩm nang Hạnh phúc Gia đình Kitô – Mục Vụ HNGĐ - 1993 – trang 258-259).
¨ PHÚT DỪNG CHÂN (bạn nghĩ thế nào?)
Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Gio 4,8).
Đức mến không bao giờ mất được” (1Cor 13,8).
”Tình yêu bao giờ cũng hiến tặng, không bao giờ đòi đáp đền. Tình yêu luôn luôn giày vò, khắc khoải nhưng không bao giờ phản kháng và trả thù” (M.K. Gandhi).
¨ ĐỘNG NÃO (thảo luận vấn đề của chúng ta) 
Những đôi bạn cử hành hôn nhân công giáo là những người đã đi vào trong chính kế hoạch của lịch sử cứu độ, mà cao điểm tìm thấy trong Giao Ước tình yêu của Đức Kitô với Hội thánh. Họ được mời gọi để trở nên hình ảnh sống động của Tình Yêu Thiên Chúa. Như vậy :
1- Làm thế nào để anh chị có thể loan báo về sức mạnh và vẻ đẹp của hôn nhân công giáo ?
2- Nghĩa cử của Đức Kitô đã trao ban chính mạng sống mình cho Hội thánh Hiền thê của Ngài mang lại ý nghĩa gì cho đời sống đôi bạn của anh chị ? (Những đề tài học hỏi về Tông huấn F.C – Phần 2 “Giáo huấn về HNGĐ” – Vài câu hỏi gợi ý – Roma 2002 – trang 199).
*****
LỜI NGUYỆN CỦA GIA ĐÌNH
LẠY CHÚA, 
GIA ĐÌNH CHÚNG CON HẾT LỜI CA NGỢI CHÚA, VÌ CHÚA LÀ TÌNH THƯƠNG. 
LÀ TÌNH THƯƠNG NÊN CHÚA HẰNG SẴN SÀNG THA THỨ, 
DÙ TỘI LỖI CHÚNG CON NẶNG NỀ 
VÀ NHIỀU ĐẾN ĐÂU, NẾU HẾT LÒNG ĂN NĂN, XIN THA THỨ LÀ ĐƯỢC CHÚA THA NGAY. 
CHÚNG CON ĐÃ ĐƯỢC CHÚA THA THỨ RẤT NHIỀU, QUÁ NHIỀU RỒI. 
THẾ NHƯNG, ĐẾN LƯỢT CHÚNG CON, 
SAO CHÚNG CON KHÓ THA THỨ CHO NHAU QUÁ ! 
CHẮC CHẮN ĐÓ LÀ VÌ ÍCH KỶ, VÌ KIÊU CĂNG TỰ ÁI ! 
NÓI TÓM LÀ VÌ CHÚNG CON CHƯA CÓ TÌNH THƯƠNG ĐỦ.
XIN CHÚA CHO CHÚNG CON BIẾT NOI GƯƠNG CHÚA, SỐNG QUẢNG ĐẠI, 
SẴN SÀNG QUÊN MÌNH THA THỨ CHO NGƯỜI XÚC PHẠM. 
CÓ NHƯ THẾ CHÚNG CON MỚI ĐƯỢC CHÚA THỨ THA.
CHÚA LÀ ĐẤNG HẰNG SỐNG HẰNG TRỊ MUÔN ĐỜI. AMEN.

(
Trích trong “Kinh Nguyện – Lời Chúa trong Gia đình” - Gp LX 1994 – trang 43)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây