Gia đình Kitô giáo phải có những đặc tính nào ?
Như chúng ta đã xác quyết : gia đình là một tế bào sống động của Giáo Hội, hay nói các khác, gia đình chính là một Giáo Hội “cỡ nhỏ”, một Giáo Hội được thu hẹp. Chính vì thế, gia đình cũng phải mang lấy những đặc tính mà Chúa
Lời hứa khi kết hôn “anh (Giuse)… nhận em (Maria)… làm vợ…” (hay ngược lại “em… nhận anh… làm chồng..”) rất có ý nghĩa trong một hoàn cảnh như ngày nay khi mà người ta có lẽ không còn xem lời hứa ấy là đương nhiên.
Đây là những lời khuyên của của các tu sĩ Tây Tạng để có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng không phải lời khuyên nào cũng thích hợp với bạn. Dù vậy bạn cũng nên đọc và suy gẫm.
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ. Sự sạch thể lý cũng sẽ dẫn đến sự trong sạch trong tinh thần.”
Hôn luật của Thiên Chúa: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19:6; Mc 10:9).
GẶP YÊU, ĐƯỢC YÊU VÀ LẤY NGƯỜI CÙNG TÔN GIÁO THÌ THẬT LÝ TƯỞNG, NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ MAY MẮN ĐÓ. HIỆN VẪN CÒN KHÔNG ÍT NHỮNG ĐÔI BẠN KHI QUYẾT ĐỊNH TIẾN TỚI HÔN NHÂN ĐỀU CÓ CÙNG BĂN KHOĂN CỦA CẢ CÁC BẬC CHA MẸ Ở NHIỀU GIA ĐÌNH : ANH ẤY HOẶC CÔ ẤY CÓ “CÙNG ĐẠO” HAY KHÔNG ?
Trong khu phố tập thể, tường thuật vanh vách và cập nhật tình hình thời sự có lẽ không ai bằng bà Trần Ánh, bà được mệnh danh là kho tư liệu của xóm. Từ việc thương hiệu mì tôm nào đang bị lên án, nữ ca sĩ bị phạt do ăn mặc phản cảm... cho đến giá cả bất động sản, cổ phiếu đang thăng trầm thế nào bà cũng biết. Một chút lại nghe thấy ai đó réo tên bà, hỏi chuyện này, than thở chuyện kia. Rõ thời sự là thế nhưng xem ra, bị phản ứng ngược với những thông tin nên bà Ánh ngày càng có tinh thần cảnh giác cao độ. Nhân vật lạ mặt nào xuất hiện trong xóm đều lọt và tầm quan sát của bà và lập tức “bắn” tin sang nhà hàng xóm : “Cái anh kia hỏi nhà ai mà trông thái độ đáng nghi và mờ ám thế nhỉ !”.
Truyền thống đạo lý người Á Đông xưa nay con cái khi trưởng thành đều phải có nghĩa vụ báo hiếu đối với các bậc sinh thành và dưỡng dục mình nên người. Suốt lịch sử hàng ngàn năm đạo làm người trải qua bao thế hệ chữ hiếu chỉ đứng sau chữ trung. Ngôi nhà truyền thống của người Á Đông ta là ngôi nhà nhiều thế hệ chung sống. Thế nhưng khi nền văn hoá Đông Tây hội nhập, người ta lại có xu hướng tách riêng.
Thay vì một tuổi già đầy lo âu với bài ca “Lão Hóa” quen thuộc, nhiều người đã tự làm trẻ hóa mình bằng cách này cách khác…
Ngày nay các bậc cha mẹ có khuynh hướng phá bỏ mọi rào cản, mọi cấm đoán đối với con cái. Nhưng các vị đó đâu có hay rằng, làm như vậy người bị thiệt thòi đầu tiên là con cái chúng ta. Vậy các bậc cha mẹ cần dũng cảm nói “không” với con cái. Đây là một thái độ hoàn toàn chính đáng và phù hợp với nền giáo dục hiện đại.
Thi sĩ Hồ Dzếnh viết: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Câu thơ trên diễn tả một cảm nhận có phần bề ngoài, nhất thời và dựa nhiều vào cảm xúc. Thực ra, bước vào hôn nhân là bắt đầu một cuộc hành trình, đòi hỏi nhiều cố gắng chấn chỉnh tinh thần, thể xác, cảm xúc, tâm lý, tâm linh..., để trưởng thành hơn và sống phong phú mãi trong tình yêu, chứ không phải chỉ là nhất thời khi “còn dang dở”!
Yêu nhau và kết hôn là quyền của con người. Giáo Luật điều 1058 nói rằng: “Tất cả mọi người không bị luật cấm đều có quyền kết hôn”. Đấng Bản Quyền (Đức Giám Mục giáo phận) chỉ có thể cấm những người thuộc quyền mình, tức là những người thuộc giáo phận mà mình cai quản (dù đang ở trong địa hạt giáo phận hay ở ngoài) và những người đang cư trú trên địa hạt của mình không được kết hôn trong một trường hợp đặc biệt, và chỉ trong một thời gian mà thôi, khi có một lý do nghiêm trọng và bao lâu lý do đó còn kéo dài. (x. Điều 1077). Khi không có lý do nghiêm trọng hoặc khi không còn lý do nghiêm trọng ngăn cản, hoặc khi không bị ngăn trở gì, không ai được phép không cho người ta kết hôn theo ý định của Thiên Chúa.
Một chuyên viên nghiên cứu về gia đình có lời khuyên các bạn trẻ: Khi các bạn quen biết một ai, chỉ đi chơi như bạn bè thôi; nhưng bạn cũng phải chọn lựa như mình có thể lập gia đình với người ấy.
Ai cũng biết rằng: “Tình yêu chân chính là tình yêu dẫn đến hôn nhân” (F. Engels). Nói cách khác, khi yêu nhau thực tình người ta sẽ quyết định kết hôn với nhau, dõi theo ơn gọi mà Thiên Chúa đã đặt để trong mỗi người nam cũng như nữ. “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6); và “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24).
Kế hoạch của Thiên Chúa dành cho gia đình là trở nên một kiểu mẫu cho tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. “Gia đình Kitô giáo là sự hiệp thông giữa các nhân vị, là dấu vết và hình ảnh của sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Hoạt động sinh sản và giáo dục của gia đình là phản ánh công trình tạo dựng của Chúa Cha. Gia đình được kêu gọi tham dự vào việc cầu nguyện và hy lễ của Đức Kitô”(GLGHCG 2205).
Ai cũng biết rằng: “Tình yêu chân chính là tình yêu dẫn đến hôn nhân” (F. Engels). Nói cách khác, khi yêu nhau thực tình người ta sẽ quyết định kết hôn với nhau, dõi theo ơn gọi mà Thiên Chúa đã đặt để trong mỗi người nam cũng như nữ. “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6). Nhưng liệu tình-yêu-thủa-ban đầu ấy có bền vững mãi theo thời gian không? Hay là “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở!”. Chuyện ly hôn ly dị ngày nay xem ra khá phổ biến, kể cả đối với những cặp đã lớn tuổi, trí thức, giầu có, đạo đức. Và ngay cả những cặp hôn nhân Công giáo, dù đã kết hôn lâu năm cũng không tránh khỏi tình trạng “tan đàn xẻ nghé” khi có “sự cố” xảy ra. Vậy thử hỏi, ý nghĩa sâu xa và mục đích chân chính của hôn nhân là gì? Mỗi người có cái nhìn và kinh nghiệm khác nhau về hôn nhân. Tựu trung, xin tóm lược mấy vấn đề sau:
Người ta nói rằng chồng bát để lâu còn bị xô kia mà. Hôn nhân cũng vậy, có những lúc êm đềm hạnh phúc, có những lúc sóng gió, thậm chí có nguy cơ “đường ai nấy đi”. Nhưng chuyện đâu còn có đó!