Trong chúng ta, bất kỳ ai cũng có những ngày bận rộn và căng thẳng, những ngày mà chúng ta chỉ muốn được thảnh thơi đọc một cuốn sách và nhâm nhi thỏi sô-cô-la. Là phụ nữ, bạn có thể xử lý nhiều tình huống căng thẳng, nhưng bạn có biết cách giúp chồng thư giãn? Bạn hãy thử vài cách này xem sao, chị em ơi!
Sau khi thề hứa dứt khoát “sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời” và ”giữ lòng chung thủy khi thịnh vượng mạnh khỏe, cũng như lúc gian nan đau ốm”, vị Linh mục đưa ra lời phán quyết:”Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly” tiếp đó là chiếc nhẫn cưới được trao cho nhau với lời xác quyết:” Là biểu hiệu tình yêu và lòng chung thủy”.
Khi ngồi viết bài này, tôi xin ông Google góp ý cho hai vấn đề: “Chung thủy” và “Ly hôn”, thì ngay lập tức, ông cho biết: Về vấn đề “Chung thủy” có khoảng 3.370.000 kết quả (trong 0,46 giây). Trong khi vấn đề “Ly hôn” có tới 8.350.000 kết quả (trong 0,34 giây). Chỉ cần so sánh những con số đó thôi, ta cũng có thể biết được mức độ báo động của “Tâm bão ly hôn” trong đời sống gia đình như thế nào.
Tự điển Tiếng Việt định nghĩa: “Chung thủy là trước sau như một”. Áp dụng vào đời sống hôn nhân nghĩa là yêu một người, cưới một người và sống chết với người đó suốt cả cuộc đời. Vì vậy, sự chung thủy không thể nào đến từ một đối tượng vợ hay chồng nhưng đó phải là mối tương quan hai chiều giữa vợ với chồng và chồng với vợ. Vấn đề được đặt ra là Đức Giêsu đã nói gì về đời sống chung thủy giữa vợ và chồng
Gia đình Kitô giáo phải có những đặc tính nào ?
Như chúng ta đã xác quyết : gia đình là một tế bào sống động của Giáo Hội, hay nói các khác, gia đình chính là một Giáo Hội “cỡ nhỏ”, một Giáo Hội được thu hẹp. Chính vì thế, gia đình cũng phải mang lấy những đặc tính mà Chúa
Lời hứa khi kết hôn “anh (Giuse)… nhận em (Maria)… làm vợ…” (hay ngược lại “em… nhận anh… làm chồng..”) rất có ý nghĩa trong một hoàn cảnh như ngày nay khi mà người ta có lẽ không còn xem lời hứa ấy là đương nhiên.
Đây là những lời khuyên của của các tu sĩ Tây Tạng để có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng không phải lời khuyên nào cũng thích hợp với bạn. Dù vậy bạn cũng nên đọc và suy gẫm.
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ. Sự sạch thể lý cũng sẽ dẫn đến sự trong sạch trong tinh thần.”
Hôn luật của Thiên Chúa: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19:6; Mc 10:9).
GẶP YÊU, ĐƯỢC YÊU VÀ LẤY NGƯỜI CÙNG TÔN GIÁO THÌ THẬT LÝ TƯỞNG, NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ MAY MẮN ĐÓ. HIỆN VẪN CÒN KHÔNG ÍT NHỮNG ĐÔI BẠN KHI QUYẾT ĐỊNH TIẾN TỚI HÔN NHÂN ĐỀU CÓ CÙNG BĂN KHOĂN CỦA CẢ CÁC BẬC CHA MẸ Ở NHIỀU GIA ĐÌNH : ANH ẤY HOẶC CÔ ẤY CÓ “CÙNG ĐẠO” HAY KHÔNG ?
Trong khu phố tập thể, tường thuật vanh vách và cập nhật tình hình thời sự có lẽ không ai bằng bà Trần Ánh, bà được mệnh danh là kho tư liệu của xóm. Từ việc thương hiệu mì tôm nào đang bị lên án, nữ ca sĩ bị phạt do ăn mặc phản cảm... cho đến giá cả bất động sản, cổ phiếu đang thăng trầm thế nào bà cũng biết. Một chút lại nghe thấy ai đó réo tên bà, hỏi chuyện này, than thở chuyện kia. Rõ thời sự là thế nhưng xem ra, bị phản ứng ngược với những thông tin nên bà Ánh ngày càng có tinh thần cảnh giác cao độ. Nhân vật lạ mặt nào xuất hiện trong xóm đều lọt và tầm quan sát của bà và lập tức “bắn” tin sang nhà hàng xóm : “Cái anh kia hỏi nhà ai mà trông thái độ đáng nghi và mờ ám thế nhỉ !”.
Truyền thống đạo lý người Á Đông xưa nay con cái khi trưởng thành đều phải có nghĩa vụ báo hiếu đối với các bậc sinh thành và dưỡng dục mình nên người. Suốt lịch sử hàng ngàn năm đạo làm người trải qua bao thế hệ chữ hiếu chỉ đứng sau chữ trung. Ngôi nhà truyền thống của người Á Đông ta là ngôi nhà nhiều thế hệ chung sống. Thế nhưng khi nền văn hoá Đông Tây hội nhập, người ta lại có xu hướng tách riêng.
Thay vì một tuổi già đầy lo âu với bài ca “Lão Hóa” quen thuộc, nhiều người đã tự làm trẻ hóa mình bằng cách này cách khác…
Ngày nay các bậc cha mẹ có khuynh hướng phá bỏ mọi rào cản, mọi cấm đoán đối với con cái. Nhưng các vị đó đâu có hay rằng, làm như vậy người bị thiệt thòi đầu tiên là con cái chúng ta. Vậy các bậc cha mẹ cần dũng cảm nói “không” với con cái. Đây là một thái độ hoàn toàn chính đáng và phù hợp với nền giáo dục hiện đại.
Thi sĩ Hồ Dzếnh viết: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Câu thơ trên diễn tả một cảm nhận có phần bề ngoài, nhất thời và dựa nhiều vào cảm xúc. Thực ra, bước vào hôn nhân là bắt đầu một cuộc hành trình, đòi hỏi nhiều cố gắng chấn chỉnh tinh thần, thể xác, cảm xúc, tâm lý, tâm linh..., để trưởng thành hơn và sống phong phú mãi trong tình yêu, chứ không phải chỉ là nhất thời khi “còn dang dở”!
Yêu nhau và kết hôn là quyền của con người. Giáo Luật điều 1058 nói rằng: “Tất cả mọi người không bị luật cấm đều có quyền kết hôn”. Đấng Bản Quyền (Đức Giám Mục giáo phận) chỉ có thể cấm những người thuộc quyền mình, tức là những người thuộc giáo phận mà mình cai quản (dù đang ở trong địa hạt giáo phận hay ở ngoài) và những người đang cư trú trên địa hạt của mình không được kết hôn trong một trường hợp đặc biệt, và chỉ trong một thời gian mà thôi, khi có một lý do nghiêm trọng và bao lâu lý do đó còn kéo dài. (x. Điều 1077). Khi không có lý do nghiêm trọng hoặc khi không còn lý do nghiêm trọng ngăn cản, hoặc khi không bị ngăn trở gì, không ai được phép không cho người ta kết hôn theo ý định của Thiên Chúa.
Một chuyên viên nghiên cứu về gia đình có lời khuyên các bạn trẻ: Khi các bạn quen biết một ai, chỉ đi chơi như bạn bè thôi; nhưng bạn cũng phải chọn lựa như mình có thể lập gia đình với người ấy.