Câu chuyện Gia đình :
GIA ĐÌNH CÓ PHẢI LÀ MÁI ẤM
Trần Thị Giồng, CND Tiến sĩ Tư vấn Tâm lý
Dù là vua chúa hay dân cày,
kẻ nào tìm thấy sự an bình trong gia đình
là người sung sướng nhất.
Dù nó thật tồi tàn đi nữa,
nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình
Danh ngôn
GIA ĐÌNH ! Nói đến hai tiếng gia đình chắc ai cũng cảm thấy một cái gì đó linh thiêng, khó tả.Hai tiếng ấy cũng gợi lên trong tôi bao nhiêu tâm tình tương phản.Là một người làm công tác giáo dục hơn 40 năm, nhất là trong công tác tư vấn tâm lý trị liệu, qua quá trình làm việc, tôi đã được lắng nghe và chia sẻ với biết bao nhiêu tâm sự của những người cha, người mẹ. của những cặp vợ chồng đủ mọi lứa tuổi và giai cấp, cũng như của những đứa con trong nhiều tình huống, cảnh ngộ khác nhau. Xin được nêu lên vài nhận định :
• Gia đình, nơi chan chứa niềm vui nhưng cũng không thiếu những buồn tủi âu lo; nơi cảm nhận sự nồng ấm nhưng cũng là nơi đem đến lắm nỗi xót xa…
• Gia đình, hai tiếng nghe vừa êm ái nhưng lại vừa nặng nề, vừa ngọt ngào, nhưng cũng phảng phất nỗi chua cay.
• Gia đình, đúng ra phải là tổ ấm, nhưng cũng không thiếu nỗi cô đơn bao trùm những thành viên trong đó.
• Gia đình, nơi dừng chân và nơi tìm về sau những ngày vất vả xa cách; nhưng tiếc thay, đó cũng là nơi mà nhiều người muốn thoát ly, và ngậm ngùi lặng lẽ rời bỏ… hoặc âm thầm chịu đựng.
Ai trong chúng ta mà không phải bước qua ngưỡng cửa gia đình để vào đời và vào thế giới này? Vì thế tôi thiết nghĩ gia đình là một câu chuyện dài nhiều tập, miền màn.Gia đình là vấn đề mà bao nhiêu giới, bao nhiêu người đang phải bận tâm và thao thức.
“ Hãy nhớ rằng, dù bạn có đi bất cứ nơi đâu,
bạn vẫn có thể trở lại với chính ngôi nhà của mình”
Jasson Mraz
Gia đình, đúng ra phải là mái ấm, vì thường những đôi nam nữ thành hôn thì gọi là “xây tổ ấm’ hay xây dựng gia đình.Nhưng thực tế mái nhà ấy có ấm hay không ? Câu trả lời chính xác là nó vừa có lại vừa không.
• Chúng ta có thể làm gì để mái nhà chúng ta thêm ấm và bớt lạnh ?
• Chúng ta có thể làm gì để cải tiến mối tương quan giữa vợ chồng hay giữa cha mẹ và con cái ?
• Chúng ta có thể làm gì để con cái chúng ta trở nên những người tốt, thành đạt và nhất là có giá trị hơn không ?
•…
Đó là vấn đề mà ai cũng thấy là CÓ THỂ, NẾU…
Nhiều cơ quan đoàn thể, nhiều nhóm thiện chí,cũng như nhiều người luôn ray rứt và quan tâm đến gia đình hôm nay.Nhưng chắc chắn người cảm thấy bận tâm hơn hết chính là những ai đang sống cuộc sống gia đình, những ai sắp bước vào đời sống hôn nhân và ngay cả những ai đã trải qua cuộc sống gia đình và đang muốn cho hậu thế tránh được những bước sai lầm hay có thể tạo thêm những màu sắc hương vị cho cuộc sống gia đình.
Cuộc sống gia đình chiếm hầu hết thời giờ của đời người.Từ lúc sinh ra và lớn lên chúng ta đã hoà nhập vào một gia đình, nơi đây chúng ta không có quyền chọn lựa và chủ động. Nhưng khi tạo lập gia đình cho bản thân thì sự chủ động phần lớn lại do mỗi cá nhân.Gia đình mình sẽ nên như thế nào thí chính mình là người mang trách nhiệm.Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau, triển nở hay héo úa…phần lớn là do “tài khéo” của hai thành viên cột trụ - người chồng, người vợ, hay người cha, người mẹ.Hạnh phúc của chồng có một phần tuỳ thuộc vào vợ, và trái lại.Cuộc sống của những đứa con bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cha mẹ và môi trường gia đình là nôi cho trẻ vào đời và giúp chúng lớn lên.Thế nhưng các bậc cha mẹ có được chuẩn bị để bước vào trọng trách hoặc để lèo lái đời mình và đời người khác không ?Đôi khi tôi thử nhẩm tính số thời gian phải chuẩn bị để có được một công việc tạm gọi là “nghề nghiệp” thích hợp. Nếu không tính những năm đầu đời mà chỉ tính 3 năm vào mẫu giáo với 3 lớp Mầm, Chồi, Lá và 12 năm từ lớp một đến khi xong bằng trung học phổ thông thì đã mất 15 năm rồi.Rồi lại thêm ít nhất cũng mất 4 năm đại học nữa chứ.Vậy là phải mất 15 năm chuẩn bị xa và 4 hoặc 5 năm chuẩn bị gần cho một nghề nghiệp.Thế mà cái nghề đó lại còn đòi buộc phải học hỏi dần dần để nâng cấp và dựa trên kinh nghiệm để cải tiến hoặc nếu cần thì có thể đổi nghề thích hợp hơn.
Chúng ta vẫn cho rằng nghề nghiệp là quan trọng nên dành thời gian chuẩn bị nó là điều tất nhiên thôi.Thế nhưng nghề nghiệp cũng là để phục vụ cho cuộc sống mà thôi còn Gia đình mới chính là nơi thể hiện cuộc sống. Chính vì thế, gia đình còn quan trọng hơn gấp bội. Để làm cha, làm mẹ, làm vợ, hoặc làm chồng – một vấn đề “xương máu” gắn liền va thiết thân với cuộc sống, chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho công việc cực kỳ quan trọng này? mấy tháng, mấy tuần, hay chỉ mấy ngày…???
Có những đôi nam nữ lo chuẩn bị nhiều năm để có thể có đủ tiền cưới vợ, có nhà, có xe và có sự nghiệp để lập gia đình.Tôi rất phục những bạn trẻ này, nhưng con số này được bao nhiêu ?Lãnh vực thực tế và vật chất họ đã bỏ nhiều công sức như thế, còn lãnh vực tinh thần thì sao, có được chuẩn bị tương xứng hay không ?Mấy ai đã bỏ công sức để học hỏi, tìm hiểu về vai trò làm cha, làm mẹ, làm vợ hay làm chồng, nhất là con cái – những sinh linh bé nhỏ mà cuộc đời, tương lai của nó tuỳ thuộc vào cha mẹ ? Có lẽ vấn đề này còn rất ít người nghĩ đến hoặc có nghĩ đến nhưng chưa thực sự bắt tay vào việc chuẩn bị.
Hơn nữa, điều này khá tế nhị, nhưng thiết tưởng cũng xin được nói thẳng.Người ta có thể đổi vợ, đổi chồng như có thể đổi nghề hay không ? Trong cuộc sống hôn nhân, người ta có tìm cách để bồi dưỡng, cải tiến gia đình như trong nghề nghiệp không ?Những thất bại, vấp váp trong hôn nhân có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh như trong lãnh vực việc làm không ?Dĩ nhiên, trong nghề nghiệp đã khó, nhưng trong cuộc sống hôn nhân và gia đình lại cực kỳ khó xử hơn ?Chiếc bình đã vỡ thì khó gắn lại, nước đã đổ thì khó hốt lại, con hư thì khó uốn nắn lại…Thế nhưng tầm quan trọng của nó dường như không được chú ý đủ vì vấn đề tinh thần thường ẩn kín, tế nhị, khó thấy hơn những vấn đề vật chất. Nhất là những vấn đề liên quan đến “con người” thì khó mà sửa chữa. hay “làm lại”. Khi đã “trót dại” rồi thì muốn học khôn dường như khó mà còn cơ hội.Nói thế không phải tôi đang vẽ ra một bức tranh đen tối cho cuộc sống gia đình mà chỉ đưa ra một bài toàn để chúng ta cùng tìm ra đáp số của vấn đề thôi !
Gia đình, ai cũng mong muốn nó sẽ là mái ấm.Sau đây là câu chuyện “Về nhà”, về với gia đình. Sự đàn 1p được thể hiện qua tình cảm vấn vương của kẻ đi người ở…
Trong khi đợi bạn tôi ở sân bay,tôi đã chứng kiến những khoảnh khắc đáng quí nhất đời mình.Và chuyện đó xảy ra chỉ cách nhà tôi khoảng nửa mét.Tôi thấy một người đàn ông xách 2 chiếc túi nhỏ.Anh dừng lại ngay cạnh tôi, nói người nhà anh đang chờ.
Đầu tiên anh cúi xuống đứa con trai nhỏ nhất, chỉ khoảng 5 hay 6 tuổi, hôn nó thật thắm thiết.Hai cha con ôm chặt lấy nhau trông thật tình cảm.Rồi người cha lùi lại một bước, nhìn vào mắt cậu bé và nói : “Gặp lại con thật vui quá, bố nhớ con lắm”.Cậu bé bẽn lẽn cười, cúi xuống và nói : “Con cũng thế bố ạ”.
Người đàn ông đứng thẳng dậy nhìn cậu bé lớn hơn và nói : “Con đã thực sự trưởng thành rồi đấy chàng trai nhỏ, cha yêu con lắm!”.Rồi anh ôm cậu bé thật lâu, còn khẽ cọ râu vào má nó nữa.Một bé gái, nhắm chỉ khoảng 1 tuổi nắm tay mẹ đứng gần đó, cứ nhìn theo cha vẻ rất hào hứng.Người đàn ông bế cô bé lên và nói : Chào bé yêu của bố!” rồi áp chặt cô bé vào ngực mình rất lâu.Rồi người đàn ông nói tiếp “Bao giờ cũng phải để dành điều quan trọng nhất cho người cuối cùng”Nói xong anh choàng tay ôm hôn vợ mình thật chặt.Họ cầm tay nhau cười thật hạnh phúc.
Lúc đầu tôi ngỡ rằng đây là cặp vợ chồng mới cưới, nhưng không thể bởi cậu con trai lớn đã hơn 10 tuổi rồi.Đột nhiên tôi như bị “say” trước tình yêu của một gia đình, và tôi thấy giọng mình cất lên không hề chủ ý :
- Xin chào, anh chị cưới nhau bao lâu rồi ?
- Chúng tôi quen nhau 14 năm và đã cưới nhau 12 năm nay.Người đàn ông trả lời, vẫn nắm chặt tay vợ.
- Vậy anh xa nhà bao lâu rồi ? Tôi hỏi tiếp. Anh ta cười, lắc đầu vẻ hối lỗi:
- Đã 2 ngày chẵn rồi đấy.
- Hai ngày ! Tôi thật sửng sốt. Nhìn họ mừng rỡ thế nào khi gặp nhau, tôi đã nghĩ họ phài xa nhau nhiều tuần liền, nếu không nói là nhiều tháng hay nhiều năm.Tuy nhiên để tỏ sự trân trọng, tôi kết thúc câu chuyện :
- Hy vọng mai sau khi kết hôn, tôi cũng được như anh chị !
Người đàn ông nhìn vào mặt tôi với tia nhìn quả quyết nhất:
- Đừng hy vọng. hãy tự mình quyết định !
Rồi anh mỉm cười:
- Chúc may mắn !
Sau đó gia đình anh cùng hướng ra cửa sân bay.Tôi nhìn theo đến khi họ đi khuất, đúng lúc đó bạn tôi hòi :
Chị đang nhìn gi thế ?
Tôi cười
Tương lai
Sưu tầm
Gia đình là chốn yên vui
la nơi tôi băng bó mọi vết thương
và cũng là nơi tôi có thể vứt bỏ mọi sự dối trá,
vứt bỏ mọi che đậy để nghỉ ngoi.
Lưu Hiền Khánh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn