CHUẨN BỊ VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Thứ bảy - 10/06/2017 21:23
CHUẨN BỊ VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Kinh nghiệm cho thấy rằng các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống hôn nhân và gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác (THGĐ, 66 )
CHUẨN BỊ VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
 
Kinh nghiệm cho thấy rằng các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống hôn nhân và gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác (THGĐ, 66 )
I. NHỮNG LÝ DO ĐÒI PHẢI QUAN TÂM ĐẶC BIỆT ĐẾN VIỆC CHUẨN BỊ VÀO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
Gia đình ngày nay đã bị ảnh hưởng do những biến đổi rộng rãi sâu xa, ồ ạt của xã hội và văn hĩa, như tình trạng nghèo đĩi, thất nghiệp, đạo đức cương thường bị coi là lỗi thời… làm cho gia đình đang sống trong một tình cảnh cụ thể là “ pha trộn giữa bĩng tối và ánh sáng” (THGĐ, 6). Các nhà nghiên cứu xã hội và các Nghị phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới đã nêu lên những lý do thúc bách phải quan tâm đến việc chuẩn bị cho chu đáo:
1. Lý do thứ nhất : nhiều gia đình gần như không biết gì về những điều liên quan đến ý nghĩa sâu xa và giá trị của đời sống hôn nhân và gia đình. (THGĐ 1). Các ngài nêu ra bằng chứng là: “con số các vụ ly dị gia tăng, vết thương về sự phá thai, việc dùng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều, việc hình thành một não trạng chống thụ thai “(THGĐ 6). Cách cụ thể trên toàn cõi Việt Nam, năm 1988 đã có 33.429 vụ ly dị chính thức có danh sách,mà tuyệt đại đa số là các cặp hôn nhân trẻ từ 30 tuổi trở xuống. Tổ chức y tế thế giới và Quỹ dân số Liên hiệp quốc cho rằng ở Việt Nam, việc nạo thai và phá thai cao nhất Á Châu, năm 1990-2000 con số lên tới 1.500.000 ca, mà hơn 300.000 là do các bạn trẻ, vị thành niên, chiếm 1/5 tổng số cả nước.
2. Lý do thứ hai : những thông tin nguy hại do các phương tiện truyền thông đại chúng “cung cấp những cái nhìn và những đề nghị dưới dáng vẻ hấp dẫn nhưng nguy hại cho chân lý và phẩm giá con người ….làm cho con người bị mất tự do và khả năng phán đoán khách quan” (THGĐ 4). Và cả “những thông tin về tính dục không để ý đến các quy tắc luân lý …chẳng khác gì một bài dẫn nhập vào kinh nghiệm lạc thú, và đẩy người trẻ lắm khi ngay ở tuổi còn rất non dại, đến chỗ đánh mất sự tươi sáng và mở đường cho tật xấu”(THGĐ 37). Ở Việt Nam việc đề cao quyền làm chủ và quyền tự do quá trớn đã khiến nhiều bạn trẻ “làm chủ” một cách vô ý thức và vô trách nhiệm, đưa đến hậu quả cụ thể là những cuộc hôn nhân thử, nghĩa là nam nữ sống thử như đôi vợ chồng thực sự. Các vụ thanh thiếu niên tự tử hoặc uống thuốc trừ sâu đi cấp cứu hàng năm chiếm 70%.
Tóm lại, Sách Giáo lý Công giáo (1992) khẳng định rằng: “Để lời cam kết của đôi hôn phối trở thành một hành vi tự do và có trách nhiệm, cũng như hôn ước có được nền tảng tự nhiên và siêu nhiên, vững chắc lâu dài, thì việc chuẩn bị đời sống hôn nhân và gia đình là điều quan trọng đứng hàng đầu” (SGL 1632). Và THGĐ còn lặp lại nhiều lần rằng nhu cầu được chuẩn bị “là điều thật cấp bách, để giúp các bạn nam nữ kết bạn, cử hành hôn phối không những thành sự mà còn sinh hoa kết quả nữa”(THGĐ 68).
II.  CHƯƠNG  TRÌNH  GIÚP  CHUẨN  BỊ  VÀO  ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
THGĐ có nhận định rằng :”Ngày nay việc chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân và gia đình càng cần thiết hơn bao giờ hết ...để hết sức loại trừ những khó khăn ...và để đưa các cuộc hôn nhân đến chỗ thành công và trưởng thành trọn vẹn” (THGĐ 66), nên THGĐ đã đề xuất một chương trình chuẩn bị mới mẻ chưa từng có trước đây. Chương trình gồm ba giai đọan chính với những nội dung cụ thể như sau :
 
1. Chuẩn bị xa : bắt đầu từ thời thơ ấu ở gia đình, do cha mẹ và mọi người trong gia đình, tập các đức tính nhân văn như: tập tự chủ, sửa tính tình, biết cách cư xử với người khác giới, hiểu biết đúng về ơn gọi hôn nhân, ơn gọi làm linh mục hay tu sĩ.
 
2. Chuẩn bị gần : từ khi đi học giáo lý theo các lứa tuổi : tập các đức tính nhân văn, đức tính xã hội, giáo dục về tính dục, về đính hôn, về các bí tích, về trách nhiệm làm cha mẹ, về bổn phận giáo dục con cái, về nhiệm vụ làm tông đồ.
 
3. Chuẩn bị liền trước khi cử hành bí tích hôn phối, diễn ra trong nhiều tháng trườc lễ cưới: về Mầu nhiệm Chúa Kitô yêu Giáo hội, về ân sủng của Bí tích hôn phối, về ý nghĩa các thủ tục và các lễ nghi phụng vụ hôn phối (THGĐ 66).
 
Tập tài liệu này không được soạn để chuẩn bị xa hay chuẩn bị gần, vì đó là việc giới gia trưởng, hiền mẫu phải lo, cũng là việc ban giáo lý phải soạn cho mỗi lứa tuổi; nhưng chỉ giúp các bạn trẻ sắp lập gia đình hiểu biết những gì cần thiết trực tiếp liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình mà họ sắp bước vào, và cũng giúp các bạn có được những kinh nghiệm để bắt đầu một đời sống hôn nhân vàgia đình với lòng tự tin chắc chắn sẽ thành công. Còn những gì thuộc thời gian sau đó trở đi như: vợ chồng tổ chức gia đình, việc làm ăn, chuyện tiền bạc, nuôi dưỡng tình yêu, giáo dục con cái theo lứa tuổi, vượt qua những khủng hoảng… THGĐ đã có những chương trình “Mục vụ sau Lễ Cưới” (THGĐ 69), đó là những công việc mà giới gia trưởng và hiền mẫu phải tiếp tục đảm nhận.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ
Nội dung chương trình chuẩn bị này được rút ra từ THGĐ (1981), từ Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (1992) và được kết hợp với những kinh nghiệm về hôn nhân và gia đình được trình bày trong nhiều tài liệu khác nhau. Tất nhiên phải chọn lựa những gì là căn bản, hữu ích, thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Có thể chia làm ba phần:
1.     Phần một : Tìm hiều thời kỳ đinh hôn, ý nghĩa và mục đích của hôn nhân và gia đình, tình yêu vợ chồng gắn liền với giới tính, tính dục và tình dục. Tìm hiểu để biết yêu thương bằng cả hồn xác theo đúng ý định của Thiên Chúa, và yêu thương nhau như Đức Kitô yêu Giáo Hội.
2.     Phần hai : tìm hiểu những gì Giáo Hội qui định để bảo vệ và thăng tiến hôn nhân và gia đình như : luật hôn nhân, thủ tục và nghi lễ cử hành Bí Tích Hôn Phối.
3.     Phần ba : Học hỏi những bổn phận của gia đình Kitô Giáo và những kinh nghiệm của Giáo Hội giúp bước vào đời sống hôn nhân và gia đình theo đúng chương trình của Thiên Chúa, từ việc vợ chồng sống chung và yêu nhau thân mật, đến việc phục vụ sự sống, sinh sản có trách nhiệm, giáo dục con cái, phục vụ xã hội và Giáo Hội. Sau hết là Linh đạo hôn nhân và gia đình. Tất cả là để xây dựng gia đình hạnh phúc trong tình yêu hiệp thông.
Nội dung trên được phối hợp để giúp học viên có một hiểu biết toàn bộ về hôn nhân và gia đình, nghĩa là có một cái nhìn tổng hợp về các vấn đề giáo lý, luân lý, tính dục, xã hội, giáo hội ; đồng thời cũng nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa các vấn đề trên… nhờ đó giúp cho học viên dễ thống nhất đời sống, để tất cả đều qui hướng về tình yêu là mục đích cuối cùng (x.THGĐ 18).
 
Thật vậy, học chuẩn bị vào đời sống hôn nhân và gia đình là học tập yêu thương cho đúng nghĩa yêu thương.
IV. ĐỂ VIỆC HỌC HỎI MANG LẠI LỢI ÍCH THIẾT THỰC
Học chuẩn bị hôn nhân là học giáo lý và những kinh nghiệm về hôn nhân và gia đình để hiểu và sống theo đúng ý định của Thiên Chúa khi thiết lập hôn nhân và gia đình. Vì thế:
1/ Không chỉ học thuộc lòng những kiến thức mà chẳng hiểàu biết ý nghĩa và mục đích để áp dụng vào đời sống.
2/ Không học sơ sài, chiếu lệ cho chóng xong.
 
3/ Cần chăm chú học hỏi, suy nghĩ, trao đổi vối nhau để hiểu đúng và có thể trả lời đúng các vấn đề.
 
4/ Cần có những giây phút cầu nguyện sau mỗi bài để xin Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn giúp mình thấm nhuần giáo huấn của Chúa và những kinh nghiệm quí báu mà Giáo hội để lại.
Có cố gắng như vậy mới hy vọng thành công hơn trong đời sống hôn nhân và gia đình. Kinh nghiệm cho thấy “sai một ly đi một dặm”, chẳng hạn hiểu sai về tình dục, hiều sai về điều hòa sinh sản... đã gây nên những hậu quả tai hại cho nhiều đôi vợ chồng (bể kế hoạch...)
Câu hỏi:
1.Tại sao phải chuẩn bị vào đời sống hôn nhân và gia đình?
1/ Vì hoàn cảnh xã hội và văn hóa ngày nay đang làm cho nhiều bạn trẻ không hiểu đúng ý nghĩa, giá trị, mục đích của hôn nhân và gia đình, như ý định của Thiên Chúa.
2/ Vì có học biết đầy đủ mới thành công hơn trong đời sống hôn nhân và gia đình.
2. Học những gì để chuẩn bị ?
1/ Học ý nghĩa, giá trị, mục đích của hôn nhân và gia đình, mà trọng tâm là tình yêu vợ chồng, một tình yêu bằng cả hồn và xác.
2/ Học những kinh nghiệm quý giá của Giáo Hội giúp bảo đảm và hướng dẫn đời sống hôn nhân và gia đình đạt tới thành công tốt đẹp.
3.     Học thế nào cho có ích lợi thiết thực ?
1/ Không chỉ học thuộc lòng chiếu lệ cho chóng xong. 2/ chăm chú học hỏi, trao đổi, suy nghĩ.
3/ Nhất là cầu nguyện Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn sau mỗi bài học.
Gợi ý suy nghĩ
1/ Muốn là giáo viên giỏi phải học sư phạm, muốn là thợ may giỏi phải học cắt may, muốn hát hay phải giỏi nhạc lý. Nhưng muốn sống đời hôn nhân và gia đình hạnh phúc mà không học chuẩn bị, là liều mạng bước vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Bạn nghĩ thế nào ?
2/ Một kinh nghiệm đắt giá : Chàng là người không đạo, yêu nàng là cô gái ngoan đạo đã học giáo lý đầy đủ. Chàng sẵn sàng học đạo. Chỉ sau một tháng chàng được nhập đạo và cử hành Bí tích Hôn phối. Mỗi Chúa nhật chàng chở nàng đến nhà thờ cùng dự lễ. Khi nàng ở cữ, chàng ở nhà luôn. Sau khi sanh con gái, nàng lại đòi chàng chở đi lễ.
Chàng chở nàng đến nhà thờ rồi bảo :”Em đi lễ, còn để anh lo kiếm tiền nuôi con, cả giờ lễ anh chẳng biết làm gì, vừa chán ngấy vừa mất giờ”. Nàng năn nỉ chàng giữ đạo. Chàng không nghe. Hai người giận nhau. Chàng không chở nàng đi lễ nữa rồi chàng có bồ khác. Nàng đau khổ thất vọng ôm con xách đồ về với cha mẹ. Hai người chia tay lúc còn trẻ cả, không thể ở vậy được. Nay cả hai đều có bạn mới.
Trong câu chuyện rất thật này, bạn nghĩ xem có những ai liên quan đến cuộc mạo hiểm phiêu lưu này ? Tại sao ?
 
Cầu nguyện
Bạn hãy dành một phút cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, giúp bạn ý thức tầm quan trọng của việc chuẩn bị vào đời sống hôn nhân, và biết tận dụng thời gian chuẩn bị này cho thật hữu ích.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây