CẢM NHẬN VỀ GIA ĐÌNH

Thứ bảy - 27/08/2016 12:11
CẢM NHẬN VỀ GIA ĐÌNH
Trần Thị Giồng, CND
Tiến sĩ Tư vấn Tâm lý

CẢM NHẬN VỀ GIA ĐÌNH

Trần Thị Giồng, CND

Tiến sĩ Tư vấn Tâm lý

 

“Ba là cây nến vàng,

Mẹ là cây nến xanh,

Con là cây nến hồng.

Ba ngọn nến lung linh…Thắp sáng một gia đình”


Rung động vì bài ca : “Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sĩ Ngọc Lễ.Xin được thay cho những người con nói lên lòng tri ân đối với cha mẹ.Xin cám ơn nhạc sĩ Ngọc Lễ đã diễn tả quá dễ thương, đầy ý nghĩa và nói lên được sự ấm áp của gia đình.Thật vậy, mỗi thành viên trong gia đình đều có màu sắc riêng, đó chính là sự phong phú và là nét đẹp của gia đình.Màu sắc khác nhau, để có thể bổ túc,và làm nổi bật nhau.Mỗi màu đều có chức năng riêng trong bức tranh toàn cảnh của gia đình.Khi mỗi ngọn nến được đốt cháy, thì ánh “lung linh” mới chiếu toả, đó chính là cái duyên và lá nét độc đáo của nến.Nhưng tất cả các ngọn nến đều có chung một nhiệm vụ “thắp sáng một gia đình”.

Nến – tự bản chất là để thắp sáng và đem lại sự ấm áp.Nến toả sáng luôn đi chung với sự tan chảy, tiêu hao… Đó là cái “giá” mà nến phải trả để thực hiện “thiên chức” của mình.Điều này làm tôi liên tưởng đến sự cho đi chính bản thân của người cha, người mẹ,và sự kề vai chia sớt của con cái.Đây là yếu tố cốt lõi để gia đình mang ý nghĩa đích thật của nó : “mái ấm”.

Mỗi lần nhìn bất cứ người mẹ nào, dù già hay trẻ tôi đều rất trân trọng.Chính sự tiêu hao của mẹ đã kết tinh thành con.Sự hình thành thể chất của con được rút ra từ xương, máu…của mẹ.Sự hình thành con người tinh thần, đạo đức, tri thức.. đều do công lao nuôi và dạy của me,của cha.Trong từ ngữ “công lao” tôi cảm nhận được bao công sức, lao nhọc, lao động, lao tâm, lao lực…Đó là sự hao mòn dần dà song song với tháng ngày để con lớn lên.Tuổi đời của con tỉ lệ thuận với sự tiêu hao, mòn mỏi của cha mẹ.Đây là điều mà suốt đời tôi cảm nhận rất thấm thía.Vì thế một hôm, khi nửa đêm thức giấc, tôi đã viết bài thơ “Nhớ Mẹ” để gởi gắm đôi điều tâm sụ về sự thấm thía này, và đây là một trích đoạn.

 

“... Thương con lòng mẹ hoá mềm,

Chịu thương chịu khó, vững bền chẳng than.

Con biết mẹ lắm gian nan

Thân mẹ cùng với thời gian hao mòn

Thế nhưng tình mẹ vẫn tròn

Trăng thu vằng vặc luôn còn thương con...”

Con bao nhiêu tuổi, mẹ vẫn là mẹ, và cha cũng vẫn là cha, nghĩa là còn mòn mỏi, còn bận tâm, còn khuya sớm thao thức vì còn thư thắp sáng một gia đình ơng con tha thiết !Khi nào còn hơi thở thì tình thương của mẹ vẫn tròn đầy như trăng rằm mùa thu vậy.

“Gia đình ôm ấp ta những ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến”.Gia đình chính là cái nôi đầu đời, là chỗ đứng khi ta cất bước vào thế giới này.Chắc rằng mỗi người trong chúng ta, dù ở bất cứ địa vị nào cũng vẫn luôn trong mong ước gia đình mãi là nơi “ vương vấn bước chân ra đi, và ôm ấp trái tim quay về...”.Muốn được như thế, chắc hẳn ngoài tình thương sâu đậm của tình thân còn cần sự chung vai xây đắp tối đa và tích cực của mỗi thành viên lớn nhỏ trong nhà.Tình thương là sợi dây gắn kết.Nó đem đến cho mỗi người sức sống, sự vui tươi, bình an, tự do và phát triển mọi mặt trong cuộc đời của mỗi thành viên.

Những điểm vừa nêu trên đây chính là dấu chứng, là một loại “kiểm tra chất lượng” của gia đình.Nếu bảo là thương nhau, nhưng sức sống của các thành viên bị mất đi,bấu khí nặng nề căng thẳng,và có khi lệ thuộc nhau...thì khi đó “ra đi”có lẽ là một lối thoát hơn là “vương vấn” và ngại ngùng thay chỗ cho sự “ấm áp” mỗi khi “quay về”.


Gia đình, hai chữ này làm tôi liên tưởng đến câu chuyện rất có ý nghĩa về quán trọ ở Y Pha Nho đã được nghe trước đây.Người ta nói rằng các quán trọ của xứ ấy vào một thời nào đó chỉ có những đồ đạc chính yếu như tủ, bàn, giường.Những đồ dùng khác thì khách phải mang theo thì mới có để dùng, không thì chịu thiếu thốn vậy ! Gia đình cũng thế, gia đình sẽ ấm áp khi mỗi thành viên đóng góp và xây dựng tuỳ theo chức năng của mình. Đem đến nhiều thì hưởng nhiều, và trái lại...


Nói đến đây chắc có vị lại thắc mắc.Tôi đã hết lòng, hết sức vì con, vì vợ, vì chồng, vì cha, vì mẹ... nhưng...!!!Phải, ngôi nhà được chống đỡ bằng những cột lớn, cột nhỏ.Nếu mỗi cột không làm đủ và đúng chức năng của mình thì ngôi nhà có thể nghiêng ngửa,xiêu vẹo dù các cột khác còn rất tốt. Những cột khác có thể tạm “ chịu” hay tạm “yên” một thời gian thôi nhưng về lâu dài thì không thể đảm trách thay thế được cột mất chức năng.Đây là đặc điểm của gia đình, nó chỉ đứng vững và chắc bền khi mỗi thành viên đều góp phần.Gia đình không thuộc trách nhiệm của riêng ai, mà là của mỗi người sống dưới mái nhà của nó.

 

Để gia đình có thể tạo nên sự “vương vấn bước chân ra đi” chắc hẳn nơi đó phải là chốn an bình.Nơi đó người ta sống cho nhau và vì nhau.Nơi đó người ta lắng nghe và hiểu nhau.Nơi đó có đầy sự cảm thông và nâng đỡ.Nơi đó có sự tôn trọng lẫn nhau và tế nhị.Nơi đó người ta san sẻ cho nhau không tính toán.Nơi đó người ta chấp nhận nhau vô điều kiện.Nơi đó người ta không sợ sệt và nghi ngờ nhau.Nơi đó phải vắng bóng bạo lực.Nơi đó không có so đo tính toán thiệt hơn...Nơi đó đạo đức phải là giá trị luôn cần được theo đuổi và quý hơn bạc vàng.Và nhất là nơi đó người ta TIN và YÊU nhau chân thành, luôn “bên nhau những khi đớn đau”.Có như thế mới mong gia đình chính là nơi “vương vấn bước chân ra đi, ôm ấp trái tim quay về”,để rồi cha mẹ, con cái sẽ có thể “bên nhau đến suốt cuộc đời”.

 

Cùng một cảm nhận với Ngọc Lễ, Martin Luther King đã chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm của ông :

 

“Hãy để người vợ khiến chồng mình vui vẻ trở về nhà, và hãy để người chồng khi mình rời khỏi nhà sẽ khiến nàng hối tiếc.”

Vẻ đẹp của nến đang cháy sáng chính là ánh “lung linh” của nó, và cái lung linh duyên dáng của gia đình chính là sự hoà hợp sắc màu của các thành viên; vừa hoà hợp nhưng vẫn giữ được cái sắc thái độc đáo của riêng mình. Nghĩa là gia đình là mảnh đất tốt để mỗi người phát triển tối đa đặc nét riêng triển nở về Tâm, Thể, Đức, Trí, theo cách của riêng mình.

Lung linh của ánh nến chính là do sự chuyển vận của khí.Lung linh của gia đình chính là sự phấn đấu để trao cho nhau sự đỡ nâng, sức sống toả lan vì ai cũng giúp nhau thăng tiến, gánh vác, quan tâm đến sức sống và tạo niềm vui cho nhau.Ánh lung linh sinh động của gia đình là do tình mẹ, tình cha, do sự sẻ chia vui buồn của những thành viên dưới một mái nhà như nhạc sĩ Ngọc Lễ đã mô tả : “Lung linh lung linh tình mẹ tình cha, lung linh lung linh cùng một mái nhà, lung linh lung linh cùng buồn cùng vui, lung linh lung linh hai tiếng GIA ĐÌNH”

Cầu xin cho các ngọn nến màu trong gia đình chúng ta luôn toả sáng lung linh để mỗi người trong gia đình đều cảm nhận được sự ấm áp, và hơi ấm đó mạnh đủ, để có thể toả lan, và sưởi ấm những con tim giá lạnh nơi những gia đình sống chung quanh mái ấm của chúng ta.

 

Tạ ơn Trời và tạ ơn đời đã cho mỗi người

chúng ta một nơi để về, đó là nhà.

Có những người để yêu thương, đó là gia đình.

Có được cả hai, đó là hạnh phúc.

 

Phải, hạnh phúc rất gần chúng ta, trong tầm tay chúng ta.Nó đến từ gia đình, từ hơi ấm của những người thân. Chúng ta chỉ cần mở lòng để cảm nhận trân quý nó.Gia đình, nơi đem lại cho chúng ta sinh lực để sống, để làm việc và những CẢM HỨNG trong đời.

“Cảm hứng của tôi được tạo ra từ tình yêu mà mỗi bậc cha mẹ dành cho con cái của mình.Và nguồn cảm hứng đó tôi còn nhận được từ những đứa con của tôi, chúng làm trái tim tôi trở nên ấm áp và tràn ngập tình thương. Chúng làm tôi muốn làm việc để cải thiện thế giới dù chỉ là đôi chút.Và hơn nữa, những đứa con làm tôi trở thành người tốt hơn.”

Barack Obama

 

Xin ghi lại đây lời bài hát Ba ngọn nến lung linh để quý vị muốn, có thể “nhâm nhi” lại ý nghĩa của những lời ca đơn sơ nhưng sâu sắc...

 

Ba ngọn nến lung linh

 

Ba là cây nến vàng,
Mẹ là cây nến xanh,
con là cây nến hồng.
Ba ngọn nến lung linh... Thắp sáng một gia đình

Gia đình, gia đình,
ôm ấp ta những ngày thơ
cho ta bao nhiêu niềm thương mến


Gia đình, gia đình,
Vương vấn bước chân ra đi
ấm áp trái tim quay về.


Gia đình, gia đình

bên nhau những khi đớn đau,
bên nhau đến suốt cuộc đời

Lung linh, lung linh tình mẹ, tình cha
Lung linh, lung linh cùng một mái nhà
Lung linh, lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh, lung linh hai tiếng GIA ĐÌNH

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây