Edifa - Marie-Madeleine Martinie
Vâng, tham vọng có thể là một điều tích cực. Nhưng chỉ khi bạn sử dụng nó với mục đích tốt.
Tham vọng là một sức mạnh. Nếu bạn không tin, hãy để tôi nói cho bạn một cách khác: Chúng ta phải sử dụng tham vọng của mình để gia tăng không phải của cải mà là bản thân của chúng ta. Điều đó không dễ hiểu lắm đâu, nhưng hãy kiên trì rồi bạn sẽ thấy ý tôi muốn nói.
Tham vọng không phải là điều xấu.
Có là những gì chúng ta sở hữu - quần áo, đồ chơi, sách, đĩa CD, dụng cụ thể thao, tiền bạc của chúng ta. Nhưng nó cũng là thứ mang lại cho chúng ta một chỗ đứng nhất định trong xã hội: tên tuổi, thành tích trong quá khứ, bằng cấp học hành hay giải thưởng thể thao, nói ngắn gọn là hình ảnh trước công chúng.
Hiện hữu là những gì đằng sau tất cả những thứ đó - trí thông minh của chúng ta, văn hóa của chúng ta, tình cảm của chúng ta (đối với chính chúng ta, đối với người khác), động lực của chúng ta đối với sự chân, thiện, mỹ, nỗ lực của chúng ta để trở nên tốt hơn, tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, Đấng mong đợi điều gì đó từ chúng ta.
Tham vọng tự nhiên của chúng ta, một phần bẩm sinh trong con người chúng ta, thực sự tạo nên một phần tính cách của chúng ta và có thể dẫn chúng ta đến việc có (muốn kiếm được nhiều tiền, muốn trở thành nhà vô địch thế giới…), hoặc hướng tới hiện hữu (ví dụ, muốn vượt qua sự ganh tị mà chúng ta cảm thấy đối với một người bạn).
Và hai khía cạnh thường được tìm thấy đi cùng với nhau: chúng ta muốn tăng thêm những gì chúng ta có để phát triển con người của chúng ta. Ví dụ: chúng ta muốn học một ngôn ngữ mới, khó học (chúng ta sẽ có một chứng chỉ khá độc đáo) để có thể làm việc gần như miễn phí với những người nói ngôn ngữ này (con người chúng ta sẽ triển nở trong món quà hào phóng của bản thân). Vì vậy, tự bản chất thì tham vọng không phải là xấu. Nó chỉ trở nên tồi tệ khi nó bị biến chất thành lòng tham (tính chất đầu tiên), nơi đó mục đích là để tích lũy ngày càng nhiều hàng hóa, hoặc thèm khát (tính chất thứ hai) mà không có động cơ để cho đi hoặc chia sẻ.
Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.