SUY BỤNG TA RA BỤNG NGƯỜI

Thứ bảy - 10/07/2021 08:52
SUY BỤNG TA RA BỤNG NGƯỜI
          Những câu chuyện trong Cựu Ước thật là hay ! Tuần nay, ta nghe câu chuyện đại gia đình Giacob. Càng đọc ta càng thấm về cung cách hành xử giữa con người với con người để rồi ta nhìn ra đâu đó khuôn mặt của ta.    
          Trước khi ông Giacob về sum họp với gia tiên, ông gọi các con lại và dặn dò con cái rất kỹ đó là phải đưa ông về chôn cất với tổ tiên.
          Đến khi Giacob qua đời, các người con ông sợ Giuse vẫn hận và báo thù vì chuyện cũ, chuyện họ đã đẩy Giuse vào chỗ chết. Họ sai người đến nói với Giuse rằng: cha dặn chú: xin tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây điều ác cho con. Các anh của Giuse đã đặt rót vào tai cha mình những điều như thế này. Đơn giản là vì họ sợ ông Giuse oán hận chuyện họ bán ông cho người Mađian ngày xưa..
          Thế nhưng rồi, trong câu chuyện về gia đình của Giuse, ta thấy rõ ràng rằng thì là Giuse có oán trách các anh đâu. Ông xác nhận với các anh rằng đó là việc Chúa làm, ông không thay quyền của Chúa. Các anh làm điều ác, nhưng Chúa lại định cho nó là điều tốt.
          Trong mọi sự, ta thấy Giuse trước sau như một, ông có một trái tim yêu thương tha thiết. Còn các ông anh lại nghĩ Giuse có tấm lòng hẹp hòi.
          Ở, cùng sống chung với em mà không hiểu em mà còn đặt điều cho lòng dạ của em là gian ác. Trải qua nhiều sóng gió, được em tha thứ và cứu sống cả một đại gia đình, cuộc sống được cung cấp đủ đầy, nhưng những ông anh này vẫn chưa hiểu tấm lòng của em mình. Chính các ông gian ác và cho đến khi Cha qua đời thì lòng gian ác vẫn còn chất chứa trong lòng của các ông.
          Nhìn lại cuộc đời của Giuse, giữa bao nghịch cảnh tan thương huynh đệ nhưng Giuse không hề mảy may có ý định giận hờn hay trả thù. Chính các anh của Giuse, lòng sân hận và nghĩ cũng như gán cho Giuse sự sân hận đó.
          Suy bụng ta ra bụng người là như vậy đó ! Giuse đâu có nghĩ gì ! Chính các anh của Giuse lòng động lòng lo đã vu oan cho Ông và đã từng loại trừ ông ra khỏi cuộc đời !
          Ngày hôm nay, dù câu chuyện của Giuse đã xảy ra biết bao nhiêu thập kỷ nhưng vẫn còn đúng và rất đúng với nhiều hoàn cảnh trong thực tại của gia đình, của giáo xứ và của cả dòng tu. Có những người chẳng bao giờ có ý oán hờn ai, trả thù ai hay chơi xấu ai nhưng rồi nhiều người lại cứ đặt điều cho người khác.
          Thực tế, ta thấy có những người yếu ớt như không nói được tiếng nói của mình. Họ phải cam lòng chấp nhận sự ném đá của người khác như các anh của Giuse đối xử với Giuse vậy.
          Ai đã hơn một  lần bị người khác nghĩ xấu, đặt điều, vu oan thì phần nào cảm được nỗi đau và sự cô đơn cùng khinh miệt mà đám đông dành cho mình. Tiếc thay là nhiều người không biết nhưng cứ nghe người này nói và người kia nói để rồi dán nhãn, để rồi đặt điều vào người khác những điều mà họ không hề có.
          Suy bụng ta ra bụng người đã gây biết bao nhiêu thiệt thòi và đổ vỡ. Tưởng chừng câu chuyện của anh em nhà Giuse sẽ là kinh nghiệm cho cuộc sống của mỗi người nhưng rồi chuyện đặt điều cho người khác cứ nhan nhãn xảy ra trong cái cõi tạm này.
          Có bao giờ người đặt điều xấu cho người khác nghĩ cho người khác phải đau khổ thế nào không ? À mà nếu có thì họ đã không hành xử với người khác như vậy.
          Tiếc thay là những người xem chừng ra bề ngoài thơn thớt nói cười thì trong lại ôm mộ bồ dao găm như ông bà ta thường nói. Và cũng tiếc thay là đàng sau những lời hoa mỹ lại là những lời cay đắng xé nát tâm can của bao người khác.
          Cuộc đời này qua rất nhanh và rất vội ! Chỉ cần một cơn gió thoảng là con người dù cao to mạnh bạo và giàu có cuối cùng cũng xuôi đôi bàn tay và cũng chả mang theo được gì.
          Giuse ! Một con người ngay thẳng và cũng là người không biết hờn oán dù người khác gây bao đau khổ cho mình. Mãi mãi Giuse vẫn là mẫu gương, vẫn là bài học để mỗi người chúng ta học, noi theo và sống như Giuse đã sống. Và ta cũng xin Chúa cho ta bớt đi cái miệng của chúng ta, nhất là bớt đi cái thói xấu là suy bụng ta ra bụng người hầu đừng làm tổn thương người khác nữa.
Lm. Anmai, CSsR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây