Tiếp xúc với nhiều trường hợp nghiện ngập, tội phạm... cho tôi kinh nghiệm rằng: phúc cho những bạn dù nghiện ngập, dù phạm tội ác dù tày đình nhất... mà vẫn còn có 1 người mẹ ngày ngày tháng tháng đến trại để thăm con, dù lưng đã còng, dù tiền bạc chả nhiều nhặn, quà thăm nuôi cũng ít, nhiều chăng chỉ là những giọt nước mắt.
Quả thật,Mẹ là tình yêu, tình yêu là mẹ.Trong nhân loại, không có thứ tình cảm nào sâu đậm cho bằng tình thương của Mẹ.Mẹ thương con, dõi theo con trong suốt hành trình cuộc sống.Tình Mẹ thương con, đó là tình cảm mà không có lời ca, câu thơ, bài văn nào diễn tả hết được.
Hiện nay, có lẽ nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ không quên được những buổi lao động, tĩnh tâm tại nông trường Lô 6 (Củ Chi) vào những năm 70 của thế kỷ 20. Cái mệt, những giọt mồ hôi, nụ cười của bao người đã làm nên điều đặc biệt của Lô 6. Ngày ấy vùng này vắng, thưa dân, bỗng mọc lên những lán trại bao quanh một ngôi nhà nguyện giản đơn, rồi dần dần có những cộng đoàn dòng tu lên ở để tĩnh tâm và tham gia lao động. Sự giản đơn trong cách sống và thanh bần nơi cư trú của một tập thể như báo trước điều Thiên Chúa sẽ làm, đó là cắm lều giữa Dân Ngài.
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu.
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Theo Việt ngữ, người ta có lối nói vui mà thâm thúy về chữ KHỔ thế này: Ngày xưa chữ Khổ đánh vần là “ca hát ô khô hỏi khổ” – khổ mà vẫn ca hát, còn ngày nay chữ Khổ đánh vần là “khờ ô khô hỏi khổ” – khổ mà hóa khờ thì khổ thật. Thế thì rõ ràng ngày nay khổ hơn ngày xưa!
Hôm nay mình dành trọn buổi sáng để đi dạo. đi dạo để tạo sức cho đôi chân già nua. Đi dạo để thấy phía sau lưng của thi xã Sơn Tây, một thị xã đang hãnh diện vì mới được sáp nhập vào Hà Nội thủ đô của tổ quốc. Đi để may ra vớ được thời cơ mở một giáo điểm mới.
Thời gian từ lúc được thụ thai trong lòng mẹ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng của mỗi người, chúng ta gọi đó là hành trình cuộc đời. Hành trình này có thể là rất dài, đến hơn một trăm năm; nhưng cũng có thể là rất ngắn, có thể chỉ một vài ngày. Dù dài hay ngắn, hành trình cuộc đời là một chuỗi đan xen buồn với vui, nước mắt với nụ cười, khổ đau với hạnh phúc. Biết trân trọng từng giây phút trong hành trình ấy, ta sẽ cảm nhận được niềm vui đích thực.
Chuyện học giáo lý của nhà đạo mình, cũng nhiều vấn đề phải nói, “lắm chuyện” như chuyện giáo dục tại Việt Nam vậy.
Trong tình hình hiện nay,các giáo xứ ở Sài gòn đều có những chương trình giáo lý dành cho thiếu nhi thiếu niên,bắt đầu từ 6 tuổi cho đến 18 tuổi.
Tôi làm thư ký cho một nhóm nhỏ, trong nhóm tôi có một nữ tu ở Thế Giới Thứ Ba, cô y hệt mẹ Têrêxa. Cô mặc áo dòng cổ truyền, có một đời sống cầu nguyện sâu đậm, đi lễ mỗi ngày và không ai nghi ngờ về đức hạnh của cô.
Bạn có chứng minh được Chúa hiện hữu không? Một vài triết gia lớn nhất tin rằng họ có thể làm được. Trong số đó có Anselm, Aquinas, Descartes, Leibnitz, Spinoza, Hatshorne đã từng cố gắng chứng minh điều này.
Các linh mục thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn đang tham dự tuần tĩnh tâm năm tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, từ ngày 28-31.8.2017. Theo chương trình, năm nay linh mục đoàn sẽ suy tư và cầu nguyện theo chủ đề: Hình ảnh Linh mục theo nhãn quan của Đức Thánh Cha Phanxicô.Đức cha Mátthêu Khôi -Giám mục Giáo phận Quy Nhơn giảng phòng.
Theo bạn, thế nào là một bài giảng tệ, thế nào là một bài giảng hay? Giảng lễ là khó, bài giảng hay là khó! Nhưng bài giảng trong giấc mơ của bạn là bài giảng nào? Gần đây, Đức Phanxicô khuyên 19 tân linh mục soạn bài giảng làm sao để bài giảng của họ không gây nhàm chán: bài giảng phải đến từ tâm hồn!
Với đặc sủng “Tận hiến cho Chúa nhờ Đức Mẹ, sống tinh thần bình dân”, dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (trước đây là dòng Đồng Công, thay đổi tên từ tháng 4.2017) hiện đang phục vụ tại nhiều giáo phận, trong sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Nguy cơ của linh mục là được giáo dân quý mến thái quá, coi linh mục như Chúa : “Cha nói là Chúa nói”, “Ai vâng lời cha là vâng lời Chúa”, muốn chào cha thì phải “xin phép lạy cha”!… Điều đó dễ khiến linh mục quên mất sự dòn mỏng, yếu đuối, bất xứng… của mình.
Kinh Phật dạy: “Tột cùng Thiện không gì bằng Có Hiếu, tột cùng Ác không gì bằng Bất Hiếu”. Đó là đạo làm người. Dù là ai trong tôn giáo hay cuộc sống đời thường, từ kẻ cùng đinh trong xã hội tới người có quyền lực cao nhất, trước tiên người ta phải LÀM NGƯỜI, tức là có Đạo Làm Người.
Mỗi lần được tham dự Thánh lễ phong chức Linh mục, sự thánh thiện và trang trọng của các nghi thức trong Thánh lễ, của những bài Thánh nhạc ca khen Thiên chức Linh mục dễ làm chúng ta nghĩ tới hay kỳ vọng về sự hoàn hảo của cuộc đời Linh mục. Thật cao cả thay một con người bình thường, nay được Thiên Chúa nâng lên Hàng Tư Tế, một cuộc đời tươi đẹp như một nụ hồng đang hé nở trong một mảnh vườn được chăm sóc chu đáo.
Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Thành An, người yêu nhạc lại liên tưởng đến những tình khúc không tên bất hủ, đi vào lòng nhiều thế hệ nối tiếp nhau hơn nửa thế kỷ. Từ năm 2002 giới Công giáo còn được biết đến ông trong cương vị một Phó tế vĩnh viễn.
“Con nghĩ con là ai?” Cách đây vài ngày, một xơ hỏi tôi câu này để phản ứng lại một câu tôi nói; xơ nói hoàn toàn không có tính cách phê phán, xơ chân thành hỏi xem tôi có một cái nhìn đúng và lành mạnh về mặt thiêng liêng hay không thôi.
Đọc chậm chậm bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, để rồi nhớ đến đền thánh Trung Lao ở giáo phận Bùi Chu mới bị cháy đêm thứ bảy 05/08 vừa qua mà thấy ngậm ngùi: “Cảnh đó người đây luống đoạn trường!”.
Một đám tang không dòng lệ tuôn chảy cũng như không có tiếng nấc nghẹn ngào. Đơn giản rằng người ra đi lại ở cái tuổi nhiều người mơ ước cũng như lại là một … nữ tu để rồi không như ai đó có lũ cháu đàn con.