Những người theo đạo Công Giáo cùng với những tín ngưỡng khác thực hiện bổn phận thảo hiếu với tổ tiên trong năm mới âm lịch
Tết là dịp tuyệt vời để mọi người, trong đó có người Công giáo ở miền Trung Việt Nam, thực hiện bổn phận thảo hiếu với tổ tiên.
Ngày 8/2, các bạn trẻ đã sơn lại bàn thờ, bàn hương son đỏ và lau chùi chân đèn, bài vị tổ tiên và các đồ thờ cúng khác trong đình làng Ưu Điềm, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Họ mổ lợn, gia cầm và chế biến thức ăn trong sân đình. Họ đặt thức ăn đã nấu chín, rau củ quả và những ly rượu trên bàn thờ được trang trí bằng những bông hoa sặc sỡ.
Các cụ cao niên trong trang phục truyền thống quỳ trước bàn thờ tổ tiên của làng. Hai người lớn tuổi dâng rượu, nến, trầu cau trong khi những người khác đánh cồng và sử dụng nhạc cụ truyền thống.
Cụ Đoàn Ngọc Thiều, 80 tuổi, lạy 4 lạy và đọc những lời cầu nguyện được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, mời tổ tiên trở về ăn Tết cùng dân làng.
Sau buổi lễ, đồ cúng đã được chia cho các gia đình địa phương đem về nhà làm quà Tết vì dịch Covid-19 bùng phát. Trước đây họ thường dùng bữa chung trong đình làng.
Ông Thiệu, một người theo đạo ông bà, cho biết tục thờ cúng tổ tiên của họ có từ thế kỷ 15.
“Tất cả mọi người đều có nguồn cội gia đình của mình, vì vậy trong ngày Tết chúng tôi thể hiện bổn phận hiếu thảo của mình với ông bà tổ tiên và tưởng nhớ công lao to lớn của các ngài”, ông nói.
Tết Âm lịch hoặc Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 2 tại Việt Nam.
Ông Trịnh Hữu Sử, trưởng họ Trịnh Hữu ở làng La Vân, huyện Quảng Điền, cho biết tổ tiên của họ từ phía Bắc tỉnh Nghệ An đến vùng này vào cuối thế kỷ 18. Họ thành lập làng và canh tác hơn 100 ha đất nông nghiệp.
Ông cho biết con cháu của họ đã canh tác đất đai, tổ chức lễ giỗ và trông coi lăng mộ của tổ tiên.
“Giờ đây, những người trong độ tuổi từ 18 đến 70 hàng năm quyên góp trung bình 100.000 đồng [5 đô la Mỹ] cho mỗi đám cưới, đám tang, đám giỗ và các nghi lễ khác của gia đình,” ông nói và thêm rằng họ tự hào duy trì truyền thống gia đình lâu đời của mình.
Ông cho biết dòng họ Trịnh Hữu tổ chức giỗ tổ vào ngày 28 tháng 12 âm lịch, trước ngày mồng 1 âm lịch hàng năm.
Ông Su cho biết họ dâng thức ăn, rượu, hoa quả, hương và nến tại nhà tổ trong dịp Tết.
“Chúng tôi tin rằng linh hồn của tổ tiên chúng tôi ở bên chúng tôi và cùng chúng tôi mửng lễ” ông nói.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến ở các nước Đông Nam Á.
Anh Mátthêu Lê Quốc Hoàng ở Giáo xứ Nam Phổ cho biết gia đình anh đã sơn sửa lại ngôi nhà bị ngập vào tháng 10 năm ngoái và trang trí bàn thờ bằng hoa và đèn điện.
Ông Hoàng, 64 tuổi, có hai người con và sáu đứa cháu, cho biết gia đình đã quét dọn phần mộ của người thân và trước Tết đã xin các linh mục địa phương dâng lễ cho những người anh em đã qua đời của họ.
Ông cho biết, vào ngày cuối cùng của năm cũ, các thành viên trong gia đình ông dâng lên Thiên Chúa và tổ tiên hoa hồng, hương hoa, trái cây và bánh chưng - những chiếc bánh chưng vuông với nhân đậu xanh và thịt lợn nạc mỡ - như những lễ vật tạ ơn tượng trưng cho tình yêu thương, sự đoàn kết, hiệp nhất.
Ông nói: “Chúng tôi đọc kinh cầu nguyện để tạ ơn Chúa về sự bình an và các phúc lành dành cho chúng tôi trong năm qua và cầu nguyện cho linh hồn ông bà cha mẹ của chúng tôi,” ông nói và cho biết thêm rằng họ cũng dự thánh lễ cuối năm tại thờ giáo xứ vào buổi chiều tối.
Chị Elizabeth Trần Thị Kim Oanh ở Giáo xứ Phường Đúc cho biết gia đình chị làm lễ tất niên vào ngày cuối năm âm lịch.
“Chúng tôi dâng hương, hoa, trái cây, bánh ngọt trước bàn thờ tổ tiên tại nhà riêng và viếng mộ ông bà”, bà Oanh, 57 tuổi, là người đã chuyển sang đạo Công giáo khi kết hôn năm 1990, nói thêm rằng họ tuân giữ điều răn thứ năm – hãy thảo kính cha mẹ - bằng việc kính nhớ tổ tiên.
Bà cho biết họ không rời khỏi nhà sống ở huyện Quảng Điền quê chồng cho đến ngày mồng 3 Tết âm lịch.
Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, chánh xứ Gia Hội, cho biết theo truyền thống, giáo xứ tổ chức thánh lễ đặc biệt vào Chúa nhật cuối năm âm lịch, tặng quà và chúc Tết các cụ như một cách thể hiện tình cảm hiếu thảo.
Cha Chánh, 71 tuổi, nói với cộng đoàn vào ngày 7 tháng 2, khi giáo xứ tặng quà cho 50 cụ già 70-98 tuổi mặc áo thụng vàng, đỏ và đen với khăn đóng.
Vị linh mục cho biết những người Công giáo địa phương tham dự các thánh lễ đặc biệt vào ba ngày đầu tiên của năm Tân Sửu - họ cầu nguyện cho sự thịnh vượng của quốc gia vào ngày Mùng Một năm mới, cho người đã qua đời vào ngày Mùng Hai và cầu cho mùa màng tươi tốt và công ăn việc làm vào ngày Mùng Ba.
Cha cho biết Giáo hội địa phương lồng ghép các giá trị văn hóa Kitô giáo vào truyền thống và văn hóa dân tộc để mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận Công giáo, vốn được coi là tôn giáo từ nước ngoài.
Phạm Văn Trung theo UCANews.