Giới thiệu nhà thờ giáo xứ Cửa Bắc

Thứ năm - 30/03/2017 10:07
DSC 0028 copy
DSC 0028 copy
WTGPHN - Nhà thờ Cửa Bắc (56 Phố Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội), sau 19 tháng thực hiện việc trùng tu bên ngoài và bên trong dưới chỉ đạo trực tiếp của cha giám quản Giuse Nguyễn Văn Liên, đã được khánh thành vào ngày 04 tháng 11 năm 2014 với thánh lễ cung hiến thánh đường do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. Nhân dịp này, giáo xứ Cửa Bắc xin giới thiệu đôi nét về lịch sử  và một vài hình ảnh của ngôi Nhà thờ đã hoàn thiện.

Giới thiệu nhà thờ giáo xứ Cửa Bắc

WTGPHN - Nhà thờ Cửa Bắc (56 Phố Phan Đình Phùng - Ba Đình - Hà Nội), sau 19 tháng thực hiện việc trùng tu bên ngoài và bên trong dưới chỉ đạo trực tiếp của cha giám quản Giuse Nguyễn Văn Liên, đã được khánh thành vào ngày 04 tháng 11 năm 2014 với thánh lễ cung hiến thánh đường do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự. Nhân dịp này, giáo xứ Cửa Bắc xin giới thiệu đôi nét về lịch sử  và một vài hình ảnh của ngôi Nhà thờ đã hoàn thiện.

I. TỔNG QUAN NHÀ THỜ GIÁO XỨ CỬA BẮC

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng từ 1925 -1930, dưới thời Đức Cha Pierre Marie Gendreau (Đông) cai quản Giáo Phận, Cha Joseph-Antoine Dépaulis (Cố Hương) coi sóc giáo xứ. Nhà thờ được tọa lạc trên khoảnh đất trải dài theo phố Phan Đình Phùng và góc phố Nguyễn Biểu, cạnh cửa bắc thành Thăng Long nên dân gian cũng quen gọi là nhà thờ Cửa Bắc.

Thuở ban đầu, nhà thờ Cửa Bắc dự định được mang thánh hiệu là Giáo Đường kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng vì khi đó các Đấng Tử vì đạo tại Việt nam mới chỉ được phong chân phước nên Tòa Thánh yêu cầu đổi lại tên là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo.

Nhà thờ Cửa Bắc được xây dựng như một sự tri ân, nhắc nhớ tới sáu vị chân phước đã được phúc tử vì đạo tại Hà Nội, đặc biệt là cha Théophane Vénard (Thánh Ven), chịu tử đạo ngoài cổng thành Phía Bắc (1861).

Về mặt kiến trúc, nhà thờ gồm một không gian lớn hình chữ nhật kéo dài với hai hàng cột song song theo hai phía, được chia tương đối thành một không gian đón tiếp nhỏ và một không gian long trọng dành cho việc cử hành thánh lễ, quen gọi là cung thánh.

Giữa hai khu vực này có một không gian chuyển tiếp lớn phía dưới mái vòm, bên phải có một không gian lớn đặt các bàn thờ kính Chúa và các thánh, bên trái là phòng thánh, quen gọi là nhà áo. Không gian nội thất được cấu tạo và trang trí hoàn toàn theo thiết kế nhà thờ châu Âu.

Kiến trúc sư người Pháp, Ernest Hébrard, đã tạo ra một không gian kiến trúc phi đối xứng với một tháp chuông vút cao phía bên sảnh chính. Điều này làm cho nhà thờ Cửa Bắc có được nét đặc biệt so với đa phần các công trình Thiên Chúa giáo theo hình thức đăng đối nghiêm cẩn mà người Pháp thường đã xây dựng ở Việt Nam.

Có người đã cho rằng đây là sáng tạo đặc biệt của Hébrard nhằm tạo sự phù hợp với cảnh quan khu vực, nhưng thực chất điều này chỉ là sự khai thác một cách khéo léo nguyên tắc tổ hợp nhà thờ thời Phục Hưng. Chính nhờ vậy mà nhà thờ Cửa Bắc, ngoài gác chuông như một điểm nhấn, còn có một mái vòm ở khu vực trung tâm.

Hệ thống mái ngói được kéo suốt từ gác chuông qua mái vòm tới các không gian chính và phụ khiến cho ta thấy một cảnh quan quen thuộc như đã từng bắt gặp ở đâu đó trong những ngôi đình, ngôi chùa truyền thống ở các làng quê Việt Nam.

Hệ thống cửa sổ, cửa lấy ánh sáng và thông gió đều được xử lý che nắng và chống mưa hắt bằng mái Thái, ngoại trừ các cửa trang trí và lấy ánh sáng lớn được lắp kính cản quang. Việc tận dụng tối đa hệ thống cây xanh cũng làm cảnh quan thêm gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.

Sự kết hợp các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông với những hình thức trang trí nhà thờ Công giáo truyền thống cùng với sự hài hòa của cảnh quan thiên nhiên xung quanh đã tạo nên ấn tượng đẹp về một công trình Thiên Chúa Giáo. Chính vì vậy mà nhà thờ Cửa Bắc vẫn luôn được đánh giá là điển hình cho phong cách kiến trúc kết hợp châu Âu và Việt Nam.

Đã gần một thế kỷ trôi qua, dù đã qua vài lần tu sửa nhưng đến nay nhà thờ Cửa Bắc vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ.

II. TẠI SAO NHÀ THỜ GIÁO XỨ CỬA BẮC CÒN CÓ TÊN LÀ "NHÀ THỜ ĐỨC MẸ HÀ NỘI"?

Năm 1950, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm Đại Diện Tông Tòa coi sóc địa phận Hà nội. Ngay sau khi nhận chức, người đã dâng địa phận Hà nội cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ ngày 22 tháng 8 năm 1950.

Năm 1954 sau hiệp định Genève, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Khoảng 100 linh mục, và hầu hết các tu sĩ, chủng sinh và trên 60 ngàn giáo dân của Giáo Phận Hà Nội phải di cư vào Nam.

Năm 1959, đức khâm sứ Dooley và các cha thừa sai bị buộc phải rời khỏi Hà Nội. Người Công giáo ngày càng bị cấm cách bách hại. Giáo Hội bị sách nhiễu tư bề..., và cũng từ đây, không còn sự hiện diện thường xuyên của Đức đại diện Toà Thánh (khâm sứ) tại Miền Bắc Việt Nam nữa.

Trong hoàn cảnh cộng đoàn giáo hữu Thủ Đô bị đe dọa, đức tin bị bóp nghẹt, bị lung lay... Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã xin Tòa Thánh chuẩn nhận cho việc nhận Đức Mẹ là quan thầy thành phố Hà Nội. Sau khi được Tòa Thánh chuẩn nhận, người đã lấy lễ Đức Mẹ Thăm Viếng làm quan thầy thành phố Hà Nội và dạy mừng vào ngày 02 tháng 7, nhằm đúng ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng (theo niên lịch Phụng vụ thời đó).

Ngày 02 tháng 7 năm 1627 cũng chính là ngày cha Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ) đặt chân đến thành Thăng Long để rao giảng Tin Mừng. Ngài xác tín chính Đức Mẹ đã đưa ngài tới vùng đất này, bởi thế ngài đã trao phó công việc truyền giáo thành này trong tay Đức Mẹ.

Trong thông cáo ngày 13 tháng 6 năm 1959, Đức Cố Hồng Y JM. truyền cho cả giáo phận mừng lễ Đức Mẹ Hà Nội và người chọn nhà thờ Cửa Bắc là Nhà Thờ Đức Mẹ Hà Nội. Ngày 15 tháng 9 năm 1959 ngài đã dâng Địa phận cho Trái Tim Đau Sót và Vẹn Sạch Đức Mẹ cũng tại chính nhà thờ Cửa Bắc.

Trong Hồi ký của Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn có viết "Đức Giám Mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã nhờ cha thừa sai chụp ảnh tượng Đức Mẹ trước Nhà Thờ Lớn đem sang Pháp làm một tượng bằng đá trắng, dự tính mang về đặt ở nhà thờ Cửa Bắc. Tượng làm xong mà không đem về được nên gửi lại tại đan viện Clarisses (Voreppe - Pháp), đặt tại nhà mặc áo".

Từ những lý do trên mà Đức Tổng Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn đã quyết định lấy tước hiệu "ĐỨC MẸ HÀ NỘI" cho nhà thờ Cửa Bắc, khi cung hiến ngôi nhà thờ này.

III. CHA GIÁM QUẢN GIUSE NGUYỄN VĂN LIÊN TƯỜNG TRÌNH CÔNG TRÌNH TRÙNG TU TRONG NGÀY LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG

Trọng kính Đức Tổng, quý Cha, quý thày, quý sơ, quý ân nhân và quý khách,

Trước khi Đức Tổng ban lễ cho cộng đoàn phụng vụ, con xin được thay lời cho cộng đoàn dân xứ Cửa Bắc, dâng lên Đức Tổng Phê-rô, quý Cha, quý thày, quý sơ và quý khách, lời chào trân trọng nhất.

Nhân dịp đặc biệt và quan trọng này, con xin được giới thiệu sơ qua về công trình nhà thờ Cửa Bắc, mà ít phút nữa đây, Đức Tổng sẽ long trọng cung hiến như một lễ vật mọi hèn dâng về Thiên Chúa là Cha Chúng ta ; cùng kính trình Đức Tổng cách khái quát toàn bộ quá trình trùng tu ngôi nhà thờ này.

Nhà thờ Cửa Bắc được khởi xây dựng năm 1925 và năm 1930 thì cơ bản hoàn thành. Nói là cơ bản vì có một số hạng mục theo thiết kế vẫn còn dang dở, nhưng vì có những biến động xã hội nên phải dừng lại.

Ngôi nhà thờ này được xây dựng với mục đích :

+ Kỷ niệm biến cố cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) lần đầu tiên đặt chân lên đất Thăng Long - Hà Nội, khởi đầu sứ vụ truyền giảng loan báo Tin Mừng, ngày 02/7/1627. Ngày nay giáo xứ vẫn kỷ niệm sự kiện trọng đại này vào ngày 02/7, lễ Đức Mẹ Hà Nội.

+ Nhà thờ này được xây cũng là để nhớ tới sáu vị chân phước đã được phúc tử vì đạo tại Hà Nội, đặc biệt là cha Théophane Vénard (Thánh Ven), chịu tử đạo ngoài cổng thành Phía Bắc (1861), gần bốt Hàng Đậu, bốt này cách nhà thờ khoảng 300m, đây cũng là lý do tại sao nhà thờ được mang tên ban đầu là "nhà thờ kính Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo".

Nhà thờ Cửa Bắc xây dựng cũng chưa được nhiều năm, mới chỉ hơn 80 năm tuổi, nhưng do thời tiết khắc nghiệt, nóng ẩm mưa nhiều, khiến nhiều hạng mục xuống cấp, hư hại nặng nề.

Nhờ sự quan tâm và cho phép của Đức Tổng Phê-rô, sự động viên giám sát của Cha phụ trách xây dựng của Giáo phận, Tôma Aq, sự giúp đỡ của công ty kiến trúc và xây dựng Phương Đông, nhất là được sự đồng lòng nhất trí cao độ của mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ. Sau hơn 19 tháng thi công liên tục, giáo xứ chúng con đã làm mới lại được toàn bộ phần mái, gia trát toàn bộ trong ngoài nhà thờ, vôi ve phía ngoài, lăn sơn phía trong; thay lại và đi chìm toàn bộ hệ thống điện trong ngoài nhà thờ, nâng cấp và cải tạo hệ thống âm thanh, làm mới lại -bằng đá- bậc tam cấp và cổng chính mặt tiền nhà thờ. Hạng mục chúng con quan tâm và mất nhiều thời gian hơn cả là bàn thờ dâng lễ, giảng đài, cũng như lát lại toàn bộ phần cung thánh. Tạ ơn Chúa, chúng con cũng đã được như lòng sở nguyện.

 

 

Trong quá trình trùng tu, chúng con cũng nhận được sự động viên giúp đỡ trước hết từ TGM, từ Hội Thừa Sai Ba-lê, từ cộng đoàn người nước ngoài một thời đã sinh hoạt tại giáo xứ... Như một tin vui cho Giáo Hội địa phương, cụ thể cho Giáo phận nhà chúng ta, trọng kính Đưc Tổng, kính thưa quý Cha, lượng kinh phí lớn và chủ yếu (mà chúng con nhận được để trùng tu), lại là từ sự hảo tâm dâng-góp của bà con giáo dân (có cả lương dân) trong cũng như ngoài giáo xứ, thậm chí ngoài Giáo phận.

Hoàn thành được việc trùng tu ngôi nhà thờ này, thật ngoài sức tưởng tượng của chúng con. Chúng con, ai ai cũng phải thừa nhận đây là việc Chúa làm, sức riêng chúng con không thể làm nổi.

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Mẹ Hội Thánh, cám ơn quý ân nhân xa gần, chúng con vui mừng dâng lên Mẹ Giáo Phận ngôi nhà thờ, đong đầy hồng ân, tình thương của Thiên Chúa và cũng là thành quả thể hiện sự hiệp nhất, hy sinh, yêu mến và dựng xây Giáo Hội của mọi thành phần dân Chúa trong cũng như ngoài giáo xứ.

Kính xin Đức Tổng, vị Cha chung của Giáo Phận vui nhận và dâng lên Thiên Chúa như một của lễ mọn hèn trong thánh lễ Đức Tổng cử hành giờ đây.

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC GIÁO XỨ CỬA BẮC

- Giáo xứ gồm 03 giáo họ, họ nhà xứ Cửa Bắc (56 Phan Đình Phùng), Giáo họ Nghĩa Dũng (54 Nghĩa Dũng) và Giáo họ Quảng Bá (Ngõ 11- Tô Ngọc Vân).

- Theo sổ Nhân danh, Giáo xứ có trên 500 tín hữu, nhưng con số sinh hoạt tôn giáo đều đặn chỉ khoảng trên 300 người. Ngoài ra, số người di dân đang sinh sống, trọ học, trọ làm trong địa bàn giáo xứ ước chừng trên 300 người.

- Hiện, Giáo xứ có 02 hội đoàn nòng cốt là hội Gia Trưởng và Hội con cái Đức Mẹ Hà Nội, 02 Ca đoàn, 02 gia đình Lêgiô, 01 ban Caritas và 01 nhóm Ve Chai.

Nguồn tin: WTGPHN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây