HÃY GIỮ CÁI TÂM NGAY CHÍNH

Thứ năm - 22/07/2021 13:47
HÃY GIỮ CÁI TÂM NGAY CHÍNH
Con người sống với nhau phải có tâm. Dù từng người chỉ nhỏ bé, không thể làm được nhiều điều lớn lao, thì xin hãy nhớ: Nếu ta không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng.

HÃY GIỮ CÁI TÂM NGAY CHÍNH
 
Con người sống với nhau phải có tâm. Dù từng người chỉ nhỏ bé, không thể làm được nhiều điều lớn lao, thì xin hãy nhớ: Nếu ta không thể xây dựng một thành phố thì hãy xây lấy một trái tim hồng.
 
Chữ “Tâm” gần như đồng nghĩa với chữ Đức. Cả hai đều có nghĩa là lương thiện, tử tế, là đức độ, lòng tốt, là lương tri của một người.
 
Tâm là cốt cách, là gốc thiện của người lành. Nó làm nên tư cách, tính cách và chính là phẩm giá của người ấy.
 
Sống chữ tâm không chỉ là trân trọng, yêu thương con người mà còn bao gồm cả thái độ biết phê phán cái ác, cái xấu, biết khinh bỉ và căm ghét cái bất nhẫn, cái tàn độc mà bản thân có thể thấy và nhận biết.
 
Riêng đối với chính mình, người có tâm là người luôn giữ được sự thống nhất giữa động cơ và hành vi trong điều thiện, trong sự thể hiện ân nghĩa qua từng ngày sống, từng cách thế biểu lộ tương quan sống. Họ luôn hướng cái mình sở hữu: tài năng, hoàn cảnh, cơ hội vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ nhằm phụng sự con người và cuộc đời.
 
Tâm ngự trị trong ai, không phụ thuộc địa vị, chức tước của người đó lớn hay nhỏ, giàu sang hay nghèo khó, đẹp hay xấu. Tâm được quyết định bởi tấm lòng, sự trong sáng của tâm hồn, sự thuần khiết của lối nghĩ, lối hành động, và nhiều đức tính khác: chân thành, nhân ái, vị tha, trung thực, trung tín...
 
Có những người thật nghèo nhưng tâm họ lại lấp lánh. Họ không ồn ào, không khoa trương, không tự tìm cách "xông hương" cho việc làm tốt, thái độ sống tốt của mình.
 
Đã là người có tâm trong sáng, họ sống thanh bạch, sống cao thượng, không lệ thuộc tiếng tăm hay của cải, quyền lợi hay quyền lực. Chính cái tâm đầy ngạo nghễ ấy làm cho dáng đứng của họ thẳng tắp, vươn cao như cây tùng, cây bách, khiến nhiều người phải sợ, phải kính.
 
Người có tâm đúng nghĩa, không nề hà bất cứ chuyện gì từ nhỏ nhất: nhường đường, nhường chỗ trên xe, thu nhặt mảnh sành, gai nhọn trên lối đi, giúp đỡ người khốn khó, neo đơn... cho đến việc lớn lao như cứu người, bênh vực quyền lợi người yếu thế, nói sự thật giữa những làn sóng dối trá, bặm trợn... Và họ làm với tất cả tâm huyết, với tất cả năng lực mà bản thân có thể có được.
 
Trong khi đó lại hết sức mỉa mai, bởi nhiều kẻ giàu sang, thừa tiền mứa bạc, lại chỉ biết sống và hưởng thụ cho bản thân. "Tâm" đối với họ chỉ là thứ giả tạo, vay mượn để phủ lên những thủ đoạn, những kiểu dối trá, giả hình nhằm che đậy cái ác, cái ích kỷ của bản thân họ.
 
Biết bao nhiêu kẻ quyền lực, đêm ngày ăn trên ngồi trốc thiên hạ, mượn danh phục vụ để trục lợi, thu vén cho mình bất chấp và làm ngơ một các vô cùng tàn bạo trước những lầm than, khốn khó của bao nhiêu kẻ lam lũ, đói nghèo, dốt nát, thấp cổ bé miệng...
 
Không thiếu những kẻ làm và trao đổi hàng giả, hàng nháy, mua bán lừa lọc, làm ra và phổ biến những hoá chất, những thực phẩm độc hại, tái chế thực phẩm ôi thối, buôn chất kích thích, phổ biến chất gây nghiện, nhún tay mạnh vào những vụ buôn người, sống nhởn nhơ trên thân xác các phụ nữ, các trẻ em, những người vô tình trở thành nạn nhân của họ...
 
Hoặc nhiều kẻ nắm quyền lực cấu kết cùng nhau trong các vụ án làm nghiêng công lý, bao che cho nhau để thủ lợi bằng những "sân sau". Sự cấu kết của họ còn tạo nên cả một tập thể, tập đoàn sát hại rừng, biển, sông, núi..., thủ tiêu bao nhiêu mảnh đất được gọi là "đất vàng", đẩy biết bao nhiêu người vào đường cùng...
 
Và hôm nay, giữa đại dịch kinh hoàng dường như đang chực chờ bũa xuống từng người, bên cạnh việc chứng kiến nhiều cái tâm của nhiều người được thể hiện cách hết sức ngoạn mục, đáng thán phục qua biết bao nhiêu hình ảnh đẹp, biết bao nhiêu thành ngữ hay, khẩu hiệu thơm tho như: giải cứu; hỗ trợ, cứu trợ, địa chỉ A hướng về địa chỉ B, quán không đồng, nếu cần cứ lấy, hãy nhận đủ phần cho mình... 
 
Thì thật đau lòng. Chúng ta vẫn chứng kiến những điều ngược lại, đôi khi khiến lòng mình phẫn uất, xót xa.
 
Bởi giữa lúc xăng dầu, điện, nước, ga và nhiều nhu cầu thiết yếu đội giá ngất ngưỡng, thì lại có biết bao nhiêu kẻ thủ lợi bằng nhiều hành vi tham lam, gian lận, tham nhũng, nhũng nhiễu gian ác mà họ có thể nghĩ ra để trục lợi cho bản thân, làm giàu bất chính cho mình.
 
Rõ ràng nhất trong những ngày qua, và chắc chắn sẽ còn tiếp tục, đó là những lần nơi này nơi kia phác lệnh sẽ ngăn cấm ra khỏi nhà từ giờ G của ngày N nào đó, buộc dân chúng phải ùa vào bất cứ nơi nào có thể có hàng hóa để mua, thì lập tức, ngàn ngàn quầy hàng, cửa tiệm, cửa hàng, siêu thị lớn nhỏ... đều như một, đồng loạt sử dụng "lưỡi lam" cực bén "cắt cổ" đoàn người vốn đã quá hoảng loạn, quá hoang mang, sợ hãi và khổ đau, bế tắc...
 
Chúng ta tha hồ chứng kiến những kẻ mang hình người nhưng không mang nhân tâm, thậm chí phi nhân tính giữa cảnh khổ chung của cả đất nước, lẽ ra phải tương trợ nhau, dựa vào nhau để vượt qua, để tồn tại.
 
Tôi không thể hiểu, làm sao mà giữa nỗi bức bách chung của tất cả mọi người - nhất là những ai mất việc làm, những ai bình thường vốn đã thiếu trước hụt sau - những kẻ muốn vét cho đầy túi tham có thể đưa tay cầm đồng tiền bất chính, có thể vui, có thể an tâm sống riêng cho bản thân?
 
Hỡi tất cả những ai là con dân đất Việt, hãy xem những lời sau đây như một lời hiệu triệu gọi về lương tâm mình mà ý thức rằng: Cho đến nay, đã nhiều tháng trôi qua, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng mà vẫn đang trên đà tiến. Ngày nào còn người nhiễm dịch, ngày đó vẫn còn là ngày đe dọa. Bởi sẽ không có bất cứ ai an toàn cho đến khi tất cả mọi người an toàn.
 
Tất cả mọi người đang phục vụ cung cấp nhu yếu phẩm của đời sống, nhất là các mặt hàng rau, củ, quả, thịt, cá, lương thực, thực phẩm khác... xin hãy khép lại túi tham, đừng đẩy giá leo thang vùn vụt nữa.
 
Mọi người trong cơn đối diện cùng bệnh tật đã khổ lắm rồi. Trong đó đau khổ nhất, đáng xót nhất là người nghèo, người mà lúc bình thường đã phải chạy cơm từng bữa.
 
Xin hãy tương trợ nhau mà sống. Hãy lấy nghĩa yêu đương mà xử sự cùng nhau. Hãy lấy lương tâm làm thước đo cho mọi tương quan giữa người với người. Hãy nhớ trao công đức của người đi trước cho thế hệ theo sau. Đừng để con cháu của chúng ta phải chịu cảnh thất đức, mà hậu quả lại đến từ chính chúng ta.
 
Là linh mục, tôi vừa chân thành kêu gọi, vừa cầu xin tất cả mọi người đang thi hành tất cả mọi nghề nghiệp, mọi lãnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh mạng con người, HÃY SỐNG NHÂN TÂM. Nhất là người Công giáo, đặc biệt hơn, là chính anh chị em giáo dân của tôi, hãy xem thời gian dịch giã này là CƠ HỘI ĐỂ SỐNG LỜI CHÚA, ĐỂ BIỂU LỘ TÌNH BÁC ÁI như Giáo lý Công giáo dạy.
 
Những người buôn bán hãy thu mua và bán ra đúng giá. Dù phải làm việc để nuôi thân xác, nhưng đừng quên sự sống của linh hồn mới là giá trị trên mọi giá trị cần tìm kiếm. Chỉ có sự sống của linh hồn mới thuộc về vĩnh cửu mà thôi.
 
Xin hãy dừng tham lam. Hoàn cảnh bình thường, tham lam đã không được phép. Trong hoàn cảnh đầy đe dọa và cơ cực này, tham lam trở thành thâm ác, tàn nhẫn và không nhân tính.
 
Từng con người, nhất là người Công giáo càng phải hiểu rằng, chúng ta sống nay, chết mai. Nếu bây giờ dịch tấn công tới, tiền do tham lam mà có kia, có bảo đảm được mạng sống không? Có chắc là bản thân không bị dịch "ghé thăm" không? Có chắc là sau khi dịch đi qua, chúng ta còn có cơ hội nở với nhau một nụ cười, nói với nhau một lời vui không?
 
Nếu là người Công giáo, tôi xin anh chị em hãy ghi nhớ những lời dạy của Chúa Giêsu mà sống cho phù hợp với chân lý đức tin. Còn những ai không cùng chia sẻ một niềm tin với chúng tôi, những lời dạy ấy cũng không phải là không có ích. Tôi xin ghi lại đây một số lời Chúa dạy về tình yêu, mong anh chị em đọc và thấm thía:
- "PHÚC THAY AI BIẾT XÓT THƯƠNG, VÌ HỌ SẼ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT" (Mt 5, 7).
- "CÁC CON HÃY CHO HỌ ĂN" (Mt 14, 15).
- "MỖI LẦN CÁC CON GIÚP MỘT TRONG NHỮNG KẺ BÉ MỌN NÀY LÀ CÁC CON LÀM CHO CHÍNH TA" (Mt 25, 40).
- "CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG CÁC CON" ( Ga 15, 12).
- Thánh Phaolô Tông đồ cũng dạy: "HÃY VUI VỚI NGƯỜI VUI, KHÓC VỚI NGƯỜI KHÓC" (Rm12, 15).

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Nguồn tin: TGPSG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây