CON BÒ CHẾT : NGẬM NGÙI CHUA XÓT

Thứ tư - 14/07/2021 21:53
CON BÒ CHẾT : NGẬM NGÙI CHUA XÓT
          Vừa đến, chưa kịp chào, Cha Xứ chỉ một nhóm người đang quây quần phía sau nhà. Thì ra là họ đang làm thịt một con bò.

          Vừa đến, chưa kịp chào, Cha Xứ chỉ một nhóm người đang quây quần phía sau nhà. Thì ra là họ đang làm thịt một con bò.

          Cứ ngỡ trong làng có lễ gì đó nên bà con giết bò chia nhau như thông lệ ! Bình tĩnh ! Vừa nhâm nhi ly cà phê, Cha Xứ vừa nói :

           - Sáng ngủ dậy, đứng trên này nhìn xuống thấy con bò nằm chết. Mình gọi cho chủ bò. Họ ra thì nó bị quấn dây chết rồi !

          Ngừng một lát, Cha Xứ nói tiếp :

          - Bò chết, kêu lái vào mua ! Lái trả 5 triệu ! Chủ không bán ! Lái nói 7 triệu ! Chủ cũng không bán !

          - Ủa ! Giá đó thì sao ạ ?

          - Thì họ mua nó với giá 20 triệu ! Bò chết mà trả vậy nên họ quyết định thuê 2 thợ đến làm thịt. Giờ họ đem ra chợ bán !

          Tính xuống ghi lại hình ảnh bà con đang làm thịt con bò nhưng thôi ! Ghi lại nỗi đau của họ làm chi ?

          Chuyện rõ ràng đó là mới vay mượn được 20 triệu, gia đình dự liệu là nuôi con bò này để nhân giống để kiếm sống qua ngày. Thế nhưng rồi ...

          Với người bình thường 20 triệu đã là lớn nhưng với người đồng bào thì 20 triệu ấy còn lớn hơn nhiều nữa.

          Con bò nằm xuống, cả nhà ngẩn ngơ. Làm thịt con bò trong cảnh chặng đặng đừng. Họ không biết cách mổ nhưng thà thuê người mổ may ra vớt vát được thêm đồng nào hay đồng đó để gọi là thu hồi vốn.

          Vậy đó ! Người đồng bào bán mặt cho đất và bán lưng cho trời để kiếm kế sinh nhai. Ai nào đó cứ thử đến với những vùng đất khô cằn mới có thể cảm nghiệm được đời sống ở đây.

          Dân ở đây chỉ có 2 cây nông sản chính là khoai mì và mía. Không cần phải tính nhiều, mì và mía dù có sản lượng cao đi chăng nữa thì cũng chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu sống của con người. Cái đói và cái nghèo nó quấn quýt người dân ở đây như hình với bóng và nó như không bao giờ muốn buông tha cho họ.

          Đã không nghĩ thì thôi chứ mỗi lần nghĩ đến kế sinh nhai của những con người ở đây quả là đau đầu nhức óc. Cơ bản thì phần tính toán của họ không sao tính được như người Kinh nên cuộc đời của họ muôn phần khổ. Cây quả không có đã đành, trồng được cây mì hay ruộng mía thì đa phần rơi vào cảnh phải bán "lúa non". Đơn giản là tiền phân bón cùng cây giống và mọi chi phí đều phải đi vay đi mượn. Được mùa thì bị ép giá mà mất mùa thì lại giá cao. Và như vậy, cả cuộc đời của họ, họ không tài nào nhích lên được dẫu thời gian có phôi pha.

          Tóc bạc, da mồi, lưng rạm nắng đó nhưng rồi người nghèo cứ mãi nghèo. Cái nghèo và cái khó bó buộc họ đến độ họ không còn nghĩ đến cái khôn. Có chăn là cái khôn ranh khôn vặt mà họ được tiêm nhiễm từ những người sống chung quanh. Cái tốt họ không chịu học nhưng cái xấu dường như đi vào người của họ nhanh quá.

          Cái nghèo chưa đủ khổ để rồi cái đua đòi bắt chước lại chồng thêm cái khổ cho dân ở đây. Con cái bất cần biết cha mẹ có hay không nhưng hễ thấy ai có cái gì là gia đình cũng phải có. Con cái đòi cha mẹ mà cha mẹ không đáp ứng thì y như rằng nó đi tìm cách ... tự vẫn !

          Muốn tìm cách để nâng đời sống của những người nghèo ở đây nhưng xem chừng ngoài tầm tay với. Chuyện đau lòng nhất vẫn là những cái thói bằng chị bằng em nhưng không sao bằng nổi.

          Ở đây, gia đình nào nuôi được bò chắc cũng đếm trên đầu ngón tay. Đa phần là họ chăn bò thuê chứ bảo hộ gia đình cá thể không hề có.

          Dọc đường quốc lộ, ta vẫn thấy những đàn bò với những đứa bé nhìn không thấy thương thì thôi. Màu da chúng bị rạm nắng và thân hình như quắt lại vì cái nắng nóng vô hình làm tiều tụy cuộc đời kham khổ. Ai nào đó bắt gặp được những đứa trẻ với đàn bò dang nắng chắc không khỏi chạnh lòng.

          Hình ảnh con bò chết dù không ghi lại hình ảnh nhưng vẫn còn đâu đó trong tâm trí về những người nghèo. Trước dịch đã khó, nay dịch bệnh thì người đồng bào sẽ chẳng biết đi về đâu ? Nặng lòng lắm với những con người nghèo ở vùng đồng khô cỏ cháy này.

Lm. Anmai, CSsR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây