Chữ “Phúc” là gì?

Thứ năm - 19/01/2017 10:07
Chữ “Phúc” là gì?
Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, chúng ta thấy chữ PHÚC xuất hiện trên các Thiệp chúc Tết, trên tờ lịch đầu năm, tại các cửa tiệm buôn bán, … Vậy PHÚC là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, chúng ta thấy chữ PHÚC xuất hiện trên các Thiệp chúc Tết, trên tờ lịch đầu năm, tại các cửa tiệm buôn bán, … Vậy PHÚC là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
 
Chữ Phúc gồm bộ thị bên trái đi liền ký tự phúc. Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ. Ký tự Phúc mà người đời sau chiết tự thanh: nhất, khẩu, điền, vốn là hình vẽ vò rượu. Cầu mong cho trong nhà được bình an, vò rượu luôn đầy. Thế là đầy đủ, dồi dào, hoàn bị. Ý nghĩa của chữ Phúc ban đầu tương tự chữ Phú hiểu là giàu.
Chữ Phúc lần hồi được hiểu là “điều tốt lành“ hay “việc may mắn”. Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải thích như thế. Do đó, nhiều kết hợp từ có chữ Phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, ấm no, an lành như: Phúc đức, Phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc v.v…Xin lưu ý trong Hán Việt có mấy chữ Phúc đồng âm , dị nghĩa. Cùng chữ Phúc mà viết khác, nghĩa khác. Phúc có nghĩa là rắn độc như: Phúc xá là rắn hổ mang. Phúc là cái bụng như: tâm phúc, phúc mạc. Phúc có nghĩa là lật lại, xét lại kỹ càng như : phúc khảo, phúc hạch. Và phúc còn có nghĩa là con dơi. Chữ phúc chỉ con dơi là bộ trùng đi kèm. Con dơi chữ Hán là biên phúc. Song cả hai chữ phúc đều được người Hoa phát âm Bắc Kinh là Phú là giàu. Do đó, họ lấy hình ảnh con dơi tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn. Biểu tượng này được phổ biến tại nhiều quốc gia đồng văn, trong có Việt Nam chúng ta.
Trong nhà đạo chúng ta thì Phúc là điều tốt lành.. Beatitudo, Beatitude, Béatitude trong tiếng Latinh, Anh và Pháp. Thông thường, người đời cho là Phúc khi có đức hạnh và con cái, an lành, của cải, danh vọng, sức khỏe.
Theo quan điểm Kitô giáo thì điều Phúc thật không cốt tại việc sở hữu của cải trần thế. (x. Mt 19,16-22) vinh quang nhân loại (Mt 4,8-10). Vì chỉ Thiên Chúa mới là nguồn mạch mọi điều thiện hảo và mọi Tình yêu (GLHTCG 1723)
Phúc là ân huệ cho không của Thiên Chúa ban, chứ không đến từ sức mạnh hay tài năng của con người, (GLHTCG 1727).
Phúc thật chính là “Nước Thiên Chúa, nhìn thấy Thiên Chúa, thông phần bản tính thần linh” (GLHTCG 1726).
Các mối Phúc là bản Hiến Chương Nước Trời, đề ra những linh đạo giúp con người gặp gỡ được chính Thiên Chúa. (x.Mt 5,3-12; Lc 6,20-23).
Phúc Âm Evangelicum, Gospel và Evangile trong tiếng Latinh, Anh và Pháp. . Phúc là điều lành; Âm là tin báo. Phúc âm là Tin Lành. Phúc Âm cò gốc tiếng Hy Lạp là eu-angelion, còn được gọi là Tin Mừng.
Trong Cựu Ước, danh từ Phúc Âm lúc đầu được dùng theo nghĩa thường là phần thưởng dành cho người đưa tin về cuộc chiến thắng trên kẻ thù (2 Sm 4,10; 18,20). Về sau động từ Loan báo Phúc Âm được dùng theo nghĩa tôn giáo là loan báo Phúc cứu độ Thiên Chúa ban vào thời cánh chung (Is 52,7); 60.6). Trong Tân Ước, Đức Giêsu đã dùng từ Phúc Âm theo nghĩa này. Đó là sứ điệp Cứu độ mà chính Người đem đến. Nội dung chính yếu của Sứ điệp là Nước Thiên Chúa đã đến, mọi người hãy hóan cải và đón nhận tin hạnh phúc ấy. (Mc 1,15)
Phúc Âm còn là lời rao giảng của các Tông đồ liên hệ đến cuộc đời và lời giảng dạy, nhất là Cuộc Khổ nạn và sự Phục sinh của Đức Giêsu. Theo Thánh Máccô, chính Đức Kitô là Phúc Âm của Thiên Chúa cho nhân loại.
Phúc Âm cũng chỉ 04 quyển sách đầu tiên trong bộ Thánh Kinh Tân Ước do bốn Thánh sử : Mátthêu, Máccô, Luca và Giaon ghi chép lại cuộc đời, lời giảng dạy, Cuộc Khổ Nạn và sự Phục sinh của Đức Giêsu.
Phúc Âm hóa. Phúc Âm là tin lành; hóa là biến đổi. Phúc Âm hóa là tiến trình loan báo Phúc Âm trên toàn thế giới cho toàn thể nhân loại. Việc này bao hàm tất cả mọi hoạt động mà mỗi thành phần trong Hội Thánh có thể thực hiện để giới thiệu Phúc Âm của Chúa Giêsu cho người khác qua đời sống chứng tá và lời rao giảng, (TĐCG. tr.. 271-273)
Xin trở lại với chữ Phúc. Ngày Tết có nhà treo chữ Phúc Hán tự lộn ngược, gọi là Phúc đảo. Tiếng Bắc Kinh đọc là Phú đáo, nghĩa là “điều tốt, vận may đến”. Đầu năm, đầu tháng (hoặc làm lễ khai trương cửa hiệu, ăn mừng tân gia v. v… hỏi ai chẳng mong “bồng ông Phúc vào nhà”, như vế đối của Nguyễn Công Trứ đã nêu?
Nhưng có mấy ông Phúc? Có người bảo rằng có ba ông, tạo thành bộ tam “Phúc –Lộc – Thọ (còn gọi là tam đa) là lời chúc đã có từ lâu đời.
Trong ngành gốm mỹ thuật, người ta chạm nổi hình ông Phúc bế em bé, ông Lộc mặc phẩm phục, đeo đai, đầu đội mũ cánh chuồn; còn ông Thọ người thấp lùn,đầu nhẵn bóng u lên, tay chống gậy, tay cầm quả đào. Cả ba ông nét mặt hồng hào, phúc hậu, chòm râu lất phất, tươi cười.
Cạnh các hình tượng trên, còn có ý ẩn dụ khác là con dơi. Tiếng Hoa đồng âm với Phúc Lộc là con nai (đồng âm). Còn Thọ thì dùng chữ Hán cách điệu trong vòng tròn hoặc cây tùng, gốc cằn cỗi, nhưng cành là sum suê, cây Tùng với con nai là Thọ. Lộc. với con dơi bay trên cao ; có khi có hai đồng tiền : “Song tiền” đọc gần như song toàn. Cuối cùng là Phúc, Lộc, Thọ song toàn..
Nói chung, lời chúc: Phúc, Lộc, Thọ ngày nay đối với mọi người vẫn là lời chúc bao hàm nhiều ý nghĩa tốt đẹp và là một lời ước mà mọi người vẫn đi tìm, chờ đợi vào mỗi độ Xuân về, Tết đến.
Dịp Tết, ta còn thấy nhiều nhà dán trước cửa câu: Ngũ Phúc lâm môn. Tức năm ông Phúc ghé nhà.
Khái niệm ngũ Phúc là năm thứ hạnh phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Phú là giàu; Quý là sang; Thọ là sống lâu; Khang là mạnh khỏe; và Ninh là bình an.
Thật tình bản tính con người vốn tham lam, nên khái niệm ngũ phúc có thể phát triển thành thập phúc, bách phúc, vạn phúc v.v… hoặc hằng hà sa số phúc. Ngày xuân có người vẫn chúc nhau : Phúc đẳng hà sa là Phúc nhiều như cát sông đấy ư?
Phúc biến thành Phước.
Chính âm là Phúc, biến âm là Phước. Biến âm này có tự bao giờ “Vì sao”.
Chúng ta biết rằng hiện tượng “viết chệch, đọc lệch” từng xuất hiện trong lịch sử do kiêng húy. Chữ Phúc bị kiêng từ thời Tây Sơn. Thoái thực kỳ văn của Trương Quốc Dụng (1797-1864) có ghi : “Xã tôi xưa gọi là Long Phúc, vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên xã tôi đổi tên là Long Phú. Vậy là Phúc biên thành Phú thay đổi hẳn cả chữ lẫn nghĩa.
Còn Phúc biến thành Phước thì giữ nguyên chữ, chỉ đổi âm thôi. Thực sự phổ biến từ năm Quý Mùi 1883, lúc công tử Ưng Đăng lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc. (vị vua thứ sáu triều Nguyễn). Đây dù kiêng không phải trong 5 húy nhưng triều đình ban bố lệnh, mọi người thảy đều gọi kiêng. Dòng họ Nguyễn Phúc đọc trại ra là Nguyễn Phước. Phúc Lộc Tho thành Phước Lộc Thọ. May phúc thành may phước ; phúc đức thành phước đức v.v… Tuy nhiên, do không phải trọng huý nên sự biến âm không triệt để. Vì thế, trong Việt ngữ không phải bất kỳ trường hợp nào chữ phước đều có thể thay hoàn toàn cho phúc. Ví dụ : hạnh phúc, phúc đáp, phúc âm v.v…
Tương tự trường hợp đổi hoa thành bông vì kiêng húy ba Tả Thiên Nhơn hoàng hậu Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng). Tông đổi thành Tôn, kiêng húy vua Thiệu Trị húy là Miên Tông. Thời khí thành thần khí , kiêng húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thời (Thì). Trong kinh cầu cua chúng ta có Xin cho khỏi thần khí, mất mùa, giặc giã.. Vì kiêng húy nên thời khì biến thành thần khí. Nên khi dùng chữ Thần Khí để chỉ Chúa Thánh Thần thì có người phản đối không chấp nhận, gây tranh cãi.
Thần Khí là dịch chữ Spiritus, Spirit, Esprit trong các tiếng Latinh, Anh và Pháp. Thần là Đấng thiêng liêng; Khí là hơi thở. Thần Khí là hơi thở của Đấng thiêng liêng. Cựu Ước dùng từ Thần Khí để chỉ hơi thở , hoạt động của Thiên Chúa (x. St 1,2). Tân Ước dùng từ này để chỉ Chúa Thánh Thần và cả hoạt động của Ngài (Lc 4,18; TĐCG tr, 321).Tương tự còn có ánh sáng thành yêng sáng vì kiêng tên húy vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Rồi Vũ thành Võ; Hoàng thành Huỳnh v.v…
Tóm lại, vì kiêng húy nên “viết chệch, đọc lệch”làm xáo trộn Việt ngữ . Nay không còn phải kiêng húy nữa, thì xin trả lại chữ chính âm với chính ngữ nghĩa của nó như thời khí là thời khí và Thần Khí là Thần Khí vậy..
Thạch Vinh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây