Các ứng xử của tôi trên trang mạng có phù hợp với đức tin kitô của tôi không?

Thứ ba - 08/08/2017 02:01
Các ứng xử của tôi trên trang mạng có phù hợp với đức tin kitô của tôi không?
Các ứng xử của tôi trên trang mạng có phù hợp với đức tin kitô của tôi không?
Dĩ nhiên, người ta không thể làm vui lòng tất cả mọi người. Thêm nữa đừng quên là sự thật đôi khi rất khó được chấp nhận. Nhưng diễn tả một quan điểm khó khăn và hoàn toàn thiếu đức ái là hai chuyện khác nhau.

Mười câu hỏi được đặt ra trước khi đăng bài viết của mình trên Internet. 

Đã có một thời gian tôi ở ngoài Giáo hội. Như thế tôi có thể hiểu cảm nhận của những người bên ngoài khi họ đọc một vài nội dung đăng trên Internet.

Dĩ nhiên, người ta không thể làm vui lòng tất cả mọi người. Thêm nữa đừng quên là sự thật đôi khi rất khó được chấp nhận. Nhưng diễn tả một quan điểm khó khăn và hoàn toàn thiếu đức ái là hai chuyện khác nhau.

Tôi không biết có phải là gió thổi ngược của một thượng hội đồng nhiều sắc thái hay một sức thổi siêu nhiên luôn thổi ở giai đoạn này của năm, nhưng người ta không thể nói thần linh thổi từ nơi này qua nơi khác mà không kích động trên Internet.

Lòng tôi đau nhói khi tôi nghĩ đến một vài người, đã quan tâm đến công giáo kể từ chuyến thăm của Đức Phanxicô, lại không bước thêm được một bước, vì đa số chúng tôi (kể cả tôi) đã không thật sự tới được mức độ vui vẻ, khiêm tốn theo tinh thần Phúc Âm và tin tưởng ở Chúa như Đức Phanxicô cho thấy trong đời sống hàng ngày của ngài.

Dù muốn hay không, các trao đổi qua về trên mạng của chúng ta, các lời nói của chúng ta đều được theo dõi. Không có chuyện gì là riêng tư ở thời buổi Internet. Đến mức mà gần đây một trong các chị cùng tu với tôi nói: “Đôi khi tôi mong người công giáo mình học để dùng tiếng nói ‘bên trong!’”.

Bất cứ lúc nào chúng ta cũng bị… theo dõi! Kể cả những người muốn tìm Chúa Kitô trong cách ứng xử của chúng ta. Ngay cả những người vô thần, họ cũng nghĩ thái độ của chúng ta là cách thể hiện bên ngoài của Chúa Giêsu trong Giáo hội. Khổ thay, nó lại không được như vậy, chúng ta không chu tròn vai trò của mình trong việc cứu rỗi các tâm hồn. Tuy vậy, vẫn trung thành với mình và với Giáo hội, chúng ta có thể hành động một cách có ý thức.

Trước khi đăng bất cứ gì trên mạng, dù là viết trên blog, trên Facebook, tin nhắn trên Twitter hay trên một diễn đàn, tôi xin đề nghị với các bạn 10 câu hỏi sau đây:

  1. Đăng bài này có làm cho người khác đến gần với Chúa không?
  2. Bài này có đúng sự thật, có tinh thần bác ái và tôn trọng không?
  3. Nếu ai ở ngoài Giáo hội, họ đọc bài này họ có khó chịu không?
  4. Tôi có đang loan tin đồn hay nói xấu ai đó không?
  5. Tôi có ở trong địa vị người kia để nói không? Tôi có nghĩ đến cảm nhận của họ, gia đình họ và các kinh nghiệm sống đã làm cho họ có cách ứng xử và suy nghĩ như vậy không?
  6. Tôi có bằng lòng bài viết này trong một tuần, một tháng hay một năm sau không?
  7. Câu phản hồi của tôi có do động lực là tình yêu hay vì tôi muốn biện minh cho mình?
  8. Bài viết này có làm sáng tỏ sự việc hay làm nó đen tối hơn?
  9. Có hữu ích hay cần thiết để tôi chia sẻ ý kiến của tôi về chủ đề này trên diễn đàn không?
  10. Tôi có được đánh động bởi Chúa Thánh Thần khi đăng nội dung này không?

Không chắc là tôi sẽ cảm thấy thoải mái khi tôi nghĩ đến một vài phản hồi trong quá khứ khi tôi đăng bài trên mạng!

Sự có mặt của chúng ta trên mạng đòi hỏi phải có nhận định. Dĩ nhiên các câu hỏi này quá đơn giản để có thể là thuộc trị bách bệnh. Nhưng dù không đặt các câu hỏi này, chỉ cần bỏ chút thì giờ suy nghĩ trước khi đăng bất cứ gì trên mạng để ít nhất có một độ lùi cần thiết, thay vì làm nô lệ cho các phản ứng tự ái, sợ sệt và giận dữ.

Nếu các bạn có các câu hỏi cần đặt thêm, xin các bạn chia sẻ trong phần phản hồi!

Marta An Nguyễn dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây