Bắt Đầu Từ Đâu?

Thứ sáu - 09/07/2021 10:31
Bắt Đầu Từ Đâu?
Câu chuyện tạc tượng của họa sĩ Michelangelo sau đây minh họa phần nào những chuyển biến trong đời sống thiêng liêng của chúng ta:
CON SƯ TỬ TRONG TẢNG ĐÁ CẨM THẠCH
Lần kia, một cậu bé đi ngang qua chỗ nghệ nhân điêu khắc với cái búa và chiếc đục đang miệt mài đẽo một tảng đá cẩm thạch. Cậu bé mải mê quan sát công việc của ông, nhưng những gì cậu nhìn thấy không gì khác hơn là các mảnh đá lớn, nhỏ rơi xuống cả hai phía, bên phải và bên trái. Cậu bé hoàn toàn không có một khái niệm gì về công việc của nghệ nhân này. Nhưng khoảng hai tuần sau, trở lại nơi ấy, cậu vô cùng ngạc nhiên khi thấy một con sư tử dữ tợn, to lớn đang nằm đúng ngay chỗ tảng đá cẩm thạch trước đây. Cậu hết sức ngạc nhiên và phấn khởi chạy tới nói với nghệ nhân điêu khắc rằng: “Thưa ông, xin ông nói cho cháu biết, làm sao ông biết là có con sư tử nằm trong tảng đá cẩm thạch này?”
Thắc mắc của cậu bé với nghệ nhân điêu khắc là điều rất thật và có lẽ đó là một trong những câu hỏi căn bản. Câu trả lời là: “Tôi biết có một con sư tử ở trong tảng đá cẩm thạch bởi vì trước khi tôi thấy nó trong tảng đá, tôi đã thấy nó trong trái tim tôi rồi. Điều bí ẩn là con sư tử trong tâm hồn tôi đã nhận ra con sư tử trong tảng đá cẩm thạch.” Nghệ thuật của điêu khắc trước hết là nghệ thuật của sự nhìn thấy và cương quyết làm cho những điều mình đã thấy được tỏ rõ trước mắt mọi người.
Những tập luyện thiêng liêng là những khả năng và kỹ thuật giúp chúng ta nhìn thấy hình ảnh của Chúa trong tâm hồn mình. Huấn luyện đời sống thiêng liêng là sẵn sàng cộng tác với Chúa – Nghệ Sĩ Điêu Khắc Vĩ Đại và chấp nhận để Chúa đẽo gọt những gì không thuộc về Chúa cho đến khi hình ảnh của Chúa bên trong chúng ta mỗi ngày một rõ hơn. Việc đồng hành thiêng liêng tựa như sự tương tác giữa cậu bé, nghệ nhân điêu khắc và tượng đá sư tử đẹp đẽ và sống động. Một vị linh hướng lý tưởng là người đóng vai trò của một khán giả vui mừng chiêm ngắm tác phẩm nghệ thuật được dần dần tỏ hiện nơi những người họ đồng hành, giúp đỡ.
LẮNG NGHE VỚI TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN
Thực hành đời sống tâm linh là điều thật sự không dễ dàng. Như tảng đá cẩm thạch kia không dễ đục đẽo, tâm trí con người cũng không dễ thay đổi cách mau chóng ngày một ngày hai để hoàn toàn thuận theo ý Chúa. Được tạo dựng giống hình ảnh Chúa là một sự thay đổi tiệm tiến từ một lối sống ngang ngược, phi lý sang một cuộc sống hoàn toàn thuần phục theo thánh ý Thiên Chúa. Chữ “ngang ngược – absurd” gồm chữ “sardus” nghĩa là “điếc lác”. Lối sống ngang ngược là lối sống trong đó chúng ta ở lì trong tình trạng điếc lác, hờ hững trước tiếng thì thầm Chúa nói với chúng ta trong cô tịch và thinh lặng. Chúng ta quá bận rộn với những hoạt động khác nhau, bị chi phối bởi rất nhiều nỗi tân toan. Tâm trí chúng ta bị vây quanh bởi quá nhiều tiếng ồn khiến chúng ta khó có thể nghe được tiếng nói “êm dịu của thinh lặng.” Chính trong yên tĩnh của thinh lặng, chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa cách rõ ràng (1V 19,12). Quả thật, trong một thế giới quá ồn ào, xô bồ và bận rộn đã khiến chúng ta trở nên điếc và khó có thể nghe được tiếng thì thầm của Chúa. Vì thế, chẳng có gì lạ giữa những bận tâm, lo lắng của cuộc sống, chúng ta tự hỏi điều gì thực sự đang xảy ra.
Cuộc sống chúng ta bận rộn với quá nhiều sự kiện, nhiều đến nỗi chúng ta khó có thể thực hiện được hết các sự kiện đó. Tuy nhiên, sự bận rộn thường làm chúng ta chán chường, không cảm thấy thỏa mãn. Chúng ta thường phải đối diện với cái nghịch lý của một cuộc sống quá bận rộn nhưng tâm hồn lại trống rỗng, chán chường; tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc với nhiều người nhưng tâm hồn chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Đó là những dấu hiệu của một đời sống thiếu nền tảng, thiếu chiều sâu, trong đó chúng ta không còn nghe được tiếng của Đấng đã dựng nên chúng ta, Đấng đã kêu gọi chúng ta đến đời sống mới trong Chúa. Đời sống thiếu nền tảng, thiếu định hướng thường bất an, đau khổ, bỏi nó làm cho chúng ta luôn cảm thấy như thể mình đang sống trong lưu lạc, xa rời nguồn sống đích thực.
Đời sống vâng phục giúp chúng ta phát triển khả năng lắng nghe và cảm nhận được sự hiện diện của Chúa cùng các hoạt động của Người. Từ “vâng phục – obedience” gồm có chữ “audire,” có nghĩa là “nghe.” Đời sống vâng phục là đời sống trong đó chúng ta chăm chú lắng nghe Thần Khí của Thiên Chúa, Đấng đang ngự trong và chung quanh chúng ta. Tin mừng trọng đại về sự mặc khải của Chúa không chỉ đơn giản là Thiên Chúa hiện hữu nhưng Người còn hiện diện cách sống động nữa. Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa yêu thương, một Thiên Chúa chữa lành, luôn đồng hành, hướng dẫn, đồng thời cũng là một Thiên Chúa thách thức, cật vấn, sửa sai và uốn nắn chúng ta. Là một vị Thiên Chúa, Người sẽ dẫn chúng ta đến gần với sự nhận thức rõ ràng về trái tim sư tử trong nhân tính của mình nếu chúng ta muốn. Sống vâng phục có nghĩa là thường xuyên chú ý đến sự hiện diện sống động này và để cho Thiên Chúa, Đấng yêu thương, trở thành nguồn sống cũng như mục đích cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.
NHỮNG KHÁNG CỰ TRONG VIỆC LẮNG NGHE
Để có được một “đôi tai biết nghe” Thiên Chúa thì cần phải có thời gian. Tất cả chúng ta đều có những kháng cự mạnh mẽ trong việc lắng nghe. Trước hết, chúng ta cảm thấy rất khó để gác lại, dù chỉ trong một thời gian ngắn, mọi công việc cũng như những mối bận tâm lo lắng, hầu tạo cho mình một không gian yên tĩnh và những giây phút thanh thản trong cuộc sống. Chúng ta sợ cô đơn, sợ khoảng trống hoặc sợ thời gian rảnh rỗi. Chúng ta quá bận tâm đến những ảnh hưởng của bản thân, muốn làm chủ mọi tình huống và trở nên một người hữu ích, luôn tất bật với những công việc khác nhau. Chúng ta sợ những giây phút yên tĩnh, những lúc rảnh rỗi có vẻ phí thời gian, không mang lại hiệu quả gì. Chúng ta cũng sợ đối diện với những tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát của mình. Vì thế, chúng ta luôn cố tìm, luôn tỏ ra bận rộn với nhiều công việc hữu ích và coi đó như một sự bảo đảm an toàn cho chúng ta.
Thế nhưng, một nỗi sợ khác còn lớn hơn cả nỗi sợ những khoảnh khắc nhàn rỗi, trống rỗng, đó là phải đối diện với tiếng nói của Chúa! Chúng ta biết, Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa hay ghen, Người thừa biết chẳng có cách chữa trị nào khác cho căn bệnh lo lắng và điếc lác của chúng ta, ngoài việc đưa chúng ta về nhà của Chúa. Chúng ta biết rằng, tình yêu của Chúa là tình yêu cá vị, một tình yêu không phải để chiều chuộng hay làm cho chúng ta hư đi, nhưng là tình yêu có sức đụng chạm đến trái tim của chúng ta, nơi công lý ngự trị. Mặc dù chúng ta vẫn chưa cảm thấy mãn nguyện và cũng không chắc là mình có muốn đi theo con đường mà Chúa muốn mình đi hay không; chúng ta cũng không rõ là hình ảnh mà mình có về bản thân có giống với hình ảnh mà Chúa ngay từ đầu đã muốn tạo dựng trong chúng ta hay không. Nhưng những ai thực sự biết chú tâm lắng nghe tiếng Chúa, người đó sẽ sẵn sàng bước ra khỏi những nơi quen thuộc thoải mái để lên đường đến những nơi mà theo khuynh hướng tự nhiên, chúng ta sẽ chẳng bao giờ chọn đến. Điều này quả đúng với tâm trạng của dân Israel, họ kêu trách Môisê đã đưa họ vào sa mạc, họ thích chọn cuộc sống khổ cực bên Ai Cập hơn là lang thang vô định trong hoang mạc. Điều này cũng đúng với tất cả chúng ta, những người nam, người nữ theo Chúa, chúng ta luôn cảm thấy mình là đối tượng của những thử thách, bắt bớ và gian khổ.
Những kháng cự được thể hiện qua việc luôn tỏ ra bận tâm lo lắng và mất tập trung. Những kháng cự đó thường ngăn cản chúng ta nhìn thấy sự thật của cuộc sống chúng ta, khiến chúng ta chểnh mảng trong đời sống thiêng liêng và khó có thể nghe được tiếng Chúa. Lắng nghe Thiên Chúa với tinh thần vâng phục đòi chúng ta phải xây những bức tường hay những căn phòng cách âm trong tâm hồn hầu có thể chống lại mọi tiếng ồn, những tiếng nói khác đang chi phối chúng ta.
CẦN TỈNH THỨC, NHẠY BÉN HƠN
Để có thể lớn lên trong đức tin, chúng ta cần nuôi dưỡng sự tỉnh thức và nhạy bén hầu có thể dễ dàng nhận ra những nơi Thiên Chúa hiện diện cách sống động và những nơi mà Người muốn dẫn chúng ta đến. Một trong những câu hỏi nền tảng giúp chúng ta vượt qua được tình trạng điếc lác và mù lòa thiêng liêng là: Vào lúc này, đâu là nơi Thiên Chúa đang hiện diện và hoạt động cách sống động nơi bản thân tôi và nơi cộng đoàn tôi?
Khuynh hướng chung là chúng ta thường nghĩ rằng đời sống thiêng liêng được thăng tiến khi chúng ta cảm thấy sốt sắng, dạt dào tình cảm trong cầu nguyện, hoặc khi chúng ta có những tư tưởng cao siêu hay những cảm nghiệm nội tâm nào đó. Tuy nhiên, vấn đề không hệ tại ở việc chúng ta có thể làm cho đời sống thiêng liêng được tiến triển theo như mình muốn, nhưng là nhận biết hiện tại đời sống thiêng liêng của chúng ta đang ở mức độ nào và diễn tiến ra sao. Chúng ta cần ý thức về những hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới, trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như của cộng đoàn. Hiện giờ Thiên Chúa vẫn đang tiếp tục thực hiện công việc của Người. Cho dù chúng ta có nhận ra hay không thì Thiên Chúa vẫn âm thầm thực hiện công trình tạo dựng của Người. Một khi chúng ta nhận ra những tác động của Chúa trong cuộc đời mình, thì lúc đó chúng ta đã tham dự vào đời sống thiêng liêng rồi.
Một đời sống thiêng liêng sâu sắc không nhất thiết sẽ mang lại cho chúng ta sự bình yên, an vui hay một cảm nhận đẹp đẽ về chính mình. Nó cũng không đảm bảo rằng chúng ta sẽ luôn có niềm vui và hạnh phúc trong cộng đoàn hay trong tương quan với người khác. Những đục đẽo, mài mòn trong cuộc sống sẽ làm chúng ta đau đớn. Sự đẽo gọt đó có thể là khi chúng ta phải sống cô đơn ở một nơi mà mình không muốn hoặc khi đón nhận một ơn gọi mà chúng ta chẳng bao giờ tìm kiếm, hoặc làm những công việc mà theo tính tự nhiên chúng ta không thích hoặc không cảm thấy thoải mái. Sự gọt giũa đó cũng có thể là khi phải vâng lời làm một công việc quá quen thuộc và cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày trong khi bản tính tự nhiên chúng ta lại thích những công việc đòi sự năng động, sáng tạo và mạo hiểm hơn. Thiên Chúa thực sự đang hiện diện và hoạt động nơi từng cá nhân, nơi mỗi cộng đoàn và gia đình chúng ta. Thông thường, tự bản thân, chúng ta rất khó có thể nhận ra những hoạt động của Chúa. Tuy nhiên, với sự đồng hành giúp đỡ của những người bạn mà chúng ta tín nhiệm sẽ giúp chúng ta dễ nhận ra Chúa đang hiện diện và hoạt động trong cuộc đời.
Một khi đã chấp nhận sự thật này, chúng ta có thể quả quyết rằng: “Đúng vậy, Thiên Chúa đang nói với tôi, Thiên Chúa đang nói với chúng ta.” Và rồi, nếu chúng ta xác tín vào lời của Chúa đang nói với mình, lúc đó mắt chúng ta sẽ từ từ mở ra để cảm nhận những gì đã và đang diễn ra chung quanh. Chúng ta bắt đầu nhận ra những điều vĩ đại của Chúa được biểu lộ qua những biến cố hằng ngày. Nhờ đó, chúng ta sẽ cảm thấy vâng lời dễ dàng hơn. Vâng lời ở đây có nghĩa là để cho Chúa dẫn mình đến những nơi mà chúng ta không muốn hoặc cố tình né tránh. Như Chúa Giêsu đã nói với thánh Phêrô: “Khi còn trẻ, anh muốn đi đâu thì đi, nhưng khi về già, người khác sẽ dẫn anh đến nơi mà anh chẳng muốn” (Ga 21,18). Phải, Thiên Chúa là một Thiên Chúa đòi hỏi, tình yêu của Chúa bền vững và những đòi hỏi của Chúa luôn được xuất phát từ tình yêu thần linh ấy.
KỶ LUẬT VÀ CHỈ DẪN
Lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Chúa là điều không dễ. Vì thế, để có thể nghe và đáp lại tiếng Chúa, chúng cần có kỷ luật bản thân và những thực hành cụ thể trong đời sống thiêng liêng. Kỷ luật đời sống thiêng liêng nhắm đến khía cạnh thực hành huấn luyện thiêng liêng. Kỷ luật góp phần hỗ trợ sống động trong đời sống đức tin. Dẫu biết rằng, đức tin giúp chúng ta mở rộng tâm hồn để nhận ra sự hiện diện và những hoạt động của Thiên Chúa, chứ không phải những thực hành và huấn luyện thiêng liêng, Thế nhưng, nhờ những tập luyện thiêng liêng hằng ngày, đức tin của chúng ta càng ngày càng trở nên sâu sắc và mạnh mẽ hơn.
Kỷ luật hay thực hành thiêng liêng là cách thế tạo nên một không gian rộng rãi, thoáng mát để Thiên Chúa có thể tự do di chuyển và chuyện trò với chúng ta. Ví dụ, những kỷ luật về đời sống cô tịch giúp chúng ta dành thời gian một mình với Chúa và trở nên tỉnh thức hơn trước sự thinh lặng thần linh. Kỷ luật cộng đoàn giúp chúng ta dễ dàng lắng nghe Chúa nói với mình qua trung gian người khác. Đời sống cô tịch và đời sống cộng đoàn là những kỷ luật được thực hiện trong tâm tình cầu nguyện bởi vì cả hai đời sống đó giúp chúng ta lắng nghe Chúa. Tất cả mọi kỷ luật trong đời sống thiêng liêng đều nhằm giúp chúng ta thay đổi từ tình trạng vô tâm, ù lì đến cuộc sống luôn tỉnh thức lắng nghe, một cuộc sống tự do, vui tươi và hạnh phúc.
VAI TRÒ CỦA VỊ ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG
Tảng đá cẩm thạch tự nó không thể khắc hoặc tạc tượng được, nhưng nó phải cần đến một nghệ nhân điêu khắc. Vận động viên cần một huấn luyện viên riêng cho cá nhân hoặc chung cho cả đội. Cũng vậy, trong hành trình đức tin, người đồng hành thiêng liêng sẽ giúp ích rất nhiều cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Hầu hết chúng ta rất dễ thuận theo những nhận thức sai lạc và sống cảm tính nên khó nhận ra những chiêu bài tinh vi của sự sợ hãi hoặc những góc tối của bản thân. Làm sao chúng ta biết được mình không lừa dối mình? Làm sao nhận ra là chúng ta vẫn chưa chọn được những lời Thánh Kinh phù hợp với khát vọng của mình? Làm sao phân biệt được đâu là những tiếng nói thật và đầu là những tiếng phát ra từ sự tưởng tượng của mình? Chúng ta rất dễ bị lầm lẫn giữa ước muốn của trái tim và những phỏng đoán của trí óc đối với thánh ý Chúa.
Chúng ta cần một ai đó giúp biện phân giữa tiếng của Chúa và những tiếng khác đến từ sự bối rối của mình hoặc từ những thế lực đen tối ngoài tầm kiểm soát của mình. Chúng ta cần một ai đó đồng hành, nâng đỡ khích lệ khi chúng ta bị cám dỗ buông bỏ tất cả, quên hết mọi sự và chôn mình trong nỗi tuyệt vọng. Chúng ta cần một ai đó nhắc nhở trước những quyết định liều lĩnh trong khi bản thân mình chưa rõ hướng đi, hoặc những khi chúng ta vội vàng và tự mãn chạy theo những mục tiêu mờ tối. Chúng ta cần một người hướng dẫn để biết khi nào nên đọc và khi nào nên thinh lặng, biết chọn những từ để dừng lại suy gẫm, hoặc biết phải làm gì khi đối diện với những giây phút thinh lặng đầy sợ hãi và bất an.
Tuân thủ kỷ luật trong việc đồng hành thiêng liêng giúp chúng ta khám phá ra nơi sự hiện diện của một hoặc hai người đồng hành đầy khôn ngoan và nhạy bén về lời mời gọi của Chúa trên đời mình, những biến cố đã qua và những gì hiện đang có, đang xảy ra. Chúng ta nhận ra những hoạt động của Chúa, sẵn sàng vâng nghe tiếng Chúa và dẫn bước trên lộ trình mà Thánh Thần muốn dẫn chúng ta đi. Lộ trình đó có thể là một hành trình chẳng mấy êm ả, đó cũng có thể là một hành trình đòi phải từ bỏ tận căn. Thế nhưng, chúng ta có thể rất ngạc nhiên trước sự hấp dẫn, đầy thu hút của lời mời gọi của Chúa và vì sức mạnh của tình yêu lôi cuốn, chúng ta sẵn sàng đáp lại lời mời gọi đó.
Vị linh hướng là người mà bạn muốn họ giúp bạn trung thành với những kỷ luật và thực hành trong đời sống thiêng liêng. Theo truyền thống thực hành cổ xưa, việc đồng hành thiêng liêng đem lại một sự hiện diện cầu nguyện, những lời khuyên khôn ngoan và hướng dẫn cẩn thận bởi một người bạn thiêng liêng, người có khả năng bén nhạy với những tác động của Thần Khí và quen thuộc với những thực hành truyền thống.
TÌNH BẠN, KHÔNG PHẢI TƯ VẤN
Vị đồng hành thiêng liêng không phải là một chuyên viên tư vấn, cũng không là chuyên viên trị liệu, hoặc một nhà phân tích, nhưng là một kitô hữu trưởng thành, có nền tảng đức tin vững chắc. Một người đồng hành mà chúng ta chọn để giúp đỡ chúng ta trong đời sống thiêng liêng và qua họ, chúng ta đón nhận những trợ giúp thiêng liêng cho sự chiến đấu liên lỉ của mình trong việc phân định trước những tác động của Chúa. Người đồng hành thiêng liêng cũng có thể được gọi là “người bạn tâm giao” hay “người bạn thiêng liêng”, người mà chúng ta tin tưởng và cậy nhờ vào sự khôn ngoan và hướng dẫn của họ. Nhu cầu cần một vị đồng hành thiêng liêng có thể tùy vào những nhu cầu hiện tại của từng cá nhân người thụ hướng, hoặc tùy theo tính cách riêng và những hoàn cảnh ngoại tại của mỗi người. Một số người muốn gặp vị đồng hành hai tuần một lần hoặc một tháng một lần; một số người khác chỉ cần gặp vị linh hướng mỗi khi họ có nhu cầu. Thật là quý hóa và cần thiết biết bao khi một kitô hữu giúp người khác vượt qua được những nỗi sợ hãi của họ để đi vào trong sự hiện diện của Chúa. Nơi đó họ phân định về tiếng gọi của Chúa.
Đồng hành thiêng liêng và trị liệu hoặc tư vấn tâm lý, nhìn bên ngoài có vẻ giống nhau, hình thức công việc gần như nhau. Chúng ta rất quen với những cặp từ như ý thức và không ý thức, trầm cảm và đè nén, bức xúc, cơ chế tự vệ, rối loạn, nghiện ngập và đồng phụ thuộc. Trong xã hội chúng ta, thuật ngữ tâm lý học được dùng thường xuyên hơn là những từ ngữ thiêng liêng như hòa giải, phục sinh, tội lỗi, tha thứ và ân sủng. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dừng lại ở khía cạnh tâm lý, nếu bạn chỉ đặt ra những câu hỏi liên quan về tâm lý, thì bạn cũng chỉ nhận được những câu trả lời về tâm lý, trong khi tâm hồn bạn cần một sự khôn ngoan thiêng liêng.
TÔI SẼ TRỞ VỀ ĐÂU?
Trong một giai đoạn lịch sử mà các cơ cấu truyền thống và cung cách sống đã bị phá vỡ, Mọi thứ tùy thuộc vào các phương thế và nhận thức nội tâm của mỗi cá nhân, thì nhu cầu đồng hành thiêng liêng lại cần hơn bao giờ hết. Ngày hôm nay, việc hỗ trợ và đón nhận sự đồng hành thiêng liêng được thực hiện như thế nào? Lý tưởng mà nói, mỗi người đều nhận được những lợi ích thiết thực trong việc có người đồng hành thiêng liêng. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một sai lầm khi chỉ nghĩ đến việc đồng hành thiêng liêng cá nhân. Điều quan trọng là chúng ta nên nghĩ về một sứ vụ trong đó chúng ta giúp nhau thực hành kỷ luật thiêng liêng và trở nên nhạy bén hơn với sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của mình. Cuối cùng, điều quan trọng không chỉ là có những người nam người nữ đạo đức tốt lành giữa một thế giới đầy hỗn tạp này, nhưng là có những cộng đoàn Kitô hữu, trong đó mỗi người biết lắng nghe nhau, quan tâm đến nhau và nhạy bén với Đấng luôn muốn cho mọi người biết đến sự hiện diện có sức chữa lành của Người ở giữa họ.
Ngày hôm nay, nhiều người tìm đến nhà lãnh đạo tôn giáo, hoặc cộng đoàn đức tin, hay những người bạn khôn ngoan để xin giúp biết cách vượt qua những rối ren phức tạp của cuộc sống hiện tại. Họ có những thắc mắc như: Làm thế nào để giúp tôi ý thức hơn về sự hiện diện của Chúa trong đời mình? Làm thế nào mà biết được những lựa chọn như về tiền bạc, công việc và các mối tương quan, tất cả những lựa chọn đó tôi đã thực hiện trong tâm tình cầu nguyện? Làm sao biết là tôi đang sống theo thánh ý Chúa chứ không phải theo những ước muốn bốc đồng của mình? Đối với một số người, những câu hỏi trên đã trở nên cụ thể rõ ràng hơn như: Phải chăng tôi nên chọn một cuộc sống đơn giản hơn? Tôi có nên thay đổi cách ăn, cách mặc của tôi không? Tôi có can đảm gióng lên tiếng nói ngôn sứ trước những vấn đề như chiến tranh và nghèo đói không? Tôi có nên dành một vài năm để phục vụ người nghèo không? Những câu hỏi như thế cần một sự đồng hành và kỷ luật để giúp chúng ta có khả năng phân định và lắng nghe được tiếng Chúa. Những câu hỏi đó phản chiếu những phần trong cuộc sống của chúng ta, nơi đó Thiên Chúa đang thực hiện công việc điêu khắc, chạm trổ trong tâm hồn chúng ta theo những cách thức đầy ngạc nhiên và thú vị.
NHỮNG THỰC HÀNH CHO VIỆC ĐỒNG HÀNH THIÊNG LIÊNG
Những người khao khát một đời sống thiêng liêng sâu đậm và chân thực thường tìm sự giúp đỡ của người khác. Vì thế, thật là quý khi chúng ta chia sẻ tiến trình cầu nguyện của mình theo dòng thời gian dưới sự giám sát của một vị linh hướng, hay một chuyên viên tư vấn, hoặc một người hướng dẫn. Khi chúng ta thắc mắc, băn khoăn với những câu hỏi căn bản, khi chúng ta khao khát muốn đi sâu hơn vào đời sống thiêng liêng, một đời sống kết hiệp với Chúa, đó là lúc chúng ta đang đi tìm sự đồng hành thiêng liêng. Một số người cảm thấy cần được đồng hành với vị linh hướng theothời gian nhất định và được trực tiếp chia sẻ với vị ấy. Còn một số khác thì không cần gặp vị linh hướng thường xuyên, thỉnh thoảng gặp cũng đủ. Ở phần phụ chương II về việc “Làm thế nào để tìm được một vị linh hướng,” có bàn về việc đồng hành thiêng liêng và một số vấn đề khác nữa. Cho dù hiện giờ bạn đang có một vị linh hướng hay không, bạn cũng cần học để lắng nghe và chia sẻ đời sống thiêng liêng với người khác.
Gợi ý suy niệm
Làm sao tôi có thể lắng nghe Thiên Chúa cách chăm chú? Hiện giờ, tôi đang nghe gì?
Bạn hãy tưởng tượng mình là một khối đá cẩm thạch rất đẹp nhưng chưa được chạm trổ, những phần nào nơi tôi cần được Thiên Chúa đục khoét hoặc xén bớt để hình ảnh con sư tử được hiện rõ nơi tôi?
Những câu hỏi nào bạn đang thắc mắc và muốn bàn hỏi với vị linh hướng?
Chuyển ngữ: Nt. Theresa Nguyễn Thị Ngọc Hà
Nguồn: “Spiritual Direction: Wisdom for the Long Walk of Faith.” By Henri Nouwen with Michael J. Christensen and Rebecca J. Laird. p. 16-25
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây