TÔI MƠ 

Thứ tư - 19/05/2021 20:49
TÔI MƠ 
Nghe lời ấy trướ khi bước vào Thánh Lễ và dĩ nhiên, sau khi cùng cộng đoàn bước vào Thánh Lễ với phần dấu Thánh Giá đó là tâm tình hiệp nguyện cho anh.
TÔI MƠ 
Nghe lời ấy trướ khi bước vào Thánh Lễ và dĩ nhiên, sau khi cùng cộng đoàn bước vào Thánh Lễ với phần dấu Thánh Giá đó là tâm tình hiệp nguyện cho anh.
Đã từng đến với gia đình. Nhà hiện diện trong cái làng nghèo. Để bớt phần lo lắng cho gia đình cũng như đắp đổi qua ngày với đưa con đang bước vào năm II học âm nhạc trên phố núi Gia Lai anh phải rời xa gia đình đi đến miền Đất Lạ Bình Dương. Có thể nói quyết định ra đi của Anh cũng như nhiều người Jrai nữa là điều mà trước đây chưa từng có. Chỉ vì quá khó khăn hay kèm theo đó là lối sống "bằng chị bằng em" nên người Jrai mới rời bỏ buôn làng của họ.
Cũng chả dám nói là một nhà nghiên cứu hay một bài nghiên cứu hay như là tham luận. Chỉ như là một chút gì đó thoáng qua khi nhìn, suy và nghĩ đến người sắc tộc đang sống quanh mình.
Cũng như làm bài toán "bỏ túi" với 2 con trẻ Jrai đang sống cùng. Tất cả bọn nhỏ đều nói là cuộc sống sẽ thanh thản nếu không nhuốm mùi "Kinh".
Thật vậy, 20 năm về trước, khi đất nước còn nghèo và cả người Jrai cũng chả thoát khỏi cảnh nghèo. 20 năm sau và chính ngày giờ hiện tại, thấy đời họ có khá hơn đâu ! Khá hơn một chút là nhà thì có chiếc xe 2 bánh, người thì có cái điện thoại cầm tay và khá hơn tí nữa là có cái tivi màn hình mỏng. Thế nhưng rồi tất cả những thứ đó do đâu mà có ? Xin thưa từ tiền bán đất bởi đơn giản là cả cuộc đời người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho Trời như người Kinh còn không khá nổi thì huống hồ là anh chị em Jrai đơn sơ không hề biết tính toán.
Nếu cứ nhìn bề ngoài mà đánh giá họ có lẽ là bé cái lầm ! Tất cả khởi đi từ sự ngù ngờ ngây ngô đến thơ dại.
Cách đây ít tuần, sau Thánh Lễ, 5 chiếc xe được dựng trước sân Nhà Thờ ... chờ làm phép. Có xe thì mừng cho họ nhưng bỉ nhân không mừng ! Trong cái đám xe đó thì có 3 con đắt tiền và có con cào cào đâu 7, 8 chục "chai".
Lần trước, chú bé chở bỉ nhân về nhà trên chiếc cào cào cũ. Khi hỏi thăm giá thì chóng mặt. Em cho biết là mua cũ với cái giá 64 triệu. Chóng mặt hơn nữa là em ... ở nhà thất nghiệp !
Như vậy đó ! Không mua xe cho con đi thì nó tự tử mà mua rồi thì nó tự xử !
Và, điều đau đầu nhức óc đó là mấy chục năm về trước khi người Kinh chưa xâm lấn người đồng bào thì họ nào biết đến số đề hay xì ke ma túy và cả ... đĩ điếm. Thế nhưng bây giờ những làng ở gần thị xã hay gần phố thì coi như xong rồi !
Có những đêm nhìn đến cuộc đời của họ, bỉ nhân thèm và mơ ! Mơ rằng giá như đừng có người Kinh vào xâm lấn để cho lòng họ bình an và thanh thản với cái vốn quý của người Jrai đơn thành. Hay là mơ rằng người Jrai học điều tốt, điều lành của người Kinh chứ đừng học điều xấu. Khổ là cái hay cái tốt của người Kinh thì họ không chịu học nhưng cái xấu cứ ngẫu nhiên đến và họ học rất nhanh. Nhanh cực kỳ đó là ăn gian nói dối và lọc lừa.
Có khi, thấy người Kinh thương anh chị em đồng bào. Thế là lấy cái tình thương ấy đến nhà người Kinh để bán mật ong ... dỏm và nói đó là mật ong ... rừng !
Trước đây dường như đâu có tình trạng đó, bây giờ xem chừng như không lạ.
Hay như là thi thoảng đi đường ta vẫn thấy người thiểu số bán rau bán cây bên vệ đường. Thực chất họ đã bị những người Kinh mua họ cứ chiều chiều ra đường đứng bán ... mướn. Người Kinh cứ ngỡ rằng rau đó của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng làm gì còn đất để mà trồng.
Đau cái đầu, nhức cái óc khi nhìn đến tương lai của anh chị em thiểu số.
Căn tính cũng như thuở ban đầu lòng của họ đẹp lắm, lòng của họ thanh lắm. Thế nhưng rồi thời gian và thời gian chính người Kinh đã làm tổn thương con tim tinh tuyền của họ.
Tôi mơ hay tôi ước gì người Kinh đừng làm hoen ố con tim tinh tuyền và đầu óc trong sáng của anh chị em đồng bào.
Tôi mơ người Kinh đừng làm tổn thương những con người đơn sơ chân thành và chất phát.
Tôi mơ họ trở về với đời sống như cha ông của họ từ nhiều năm về trước
Tôi mơ người đồng bào đừng chạy theo những thói xấu của người Kinh
Tôi mơ người đồng bào đừng đua đòi theo người Kinh.
Để sửa chữa, để xoa dịu một thế giới của anh chị em sắc tộc bị người Kinh làm tổn thương không đơn giản. Cạnh đó về ngôn ngữ. Người sắc tộc dường như chỉ được đến trường với ngôn ngữ Kinh còn ngôn ngữ bản địa của họ cứ dần dần bị quên lãng. Buồn thay khi lớp trẻ không còn nhớ hay biết tiếng mẹ đẻ của mình và biết tiếng Kinh thôi. Buồn hơn nữa là như những người vọng ngoại, một số anh chị em Jrai cho rằng biết tiếng Kinh là người cấp tiến.
Và như vậy, điều đau đầu nhức não đó chính là người đồng bào thiểu số ngày mỗi ngày như muốn quên đi cái gốc chân thật đơn sơ của họ để lao theo những cái xấu của người Kinh. Những điều tốt, những kiến thức trong cuộc sống thì họ không học, họ chỉ du nhập cho mình những thói hư tật xấu như trộm cướp, gian xảo và cả đề đóm nữa.
Nặng lòng và nặng lòng lắm luôn với người thiểu số. Thôi thì lại cứ cầu nguyện và cố gắng làm cho vết thương lòng của họ bớt bị tan vỡ, bớt bị tổn thương do những cái xấu của người Kinh mang lại.
Lm. Anmai, CSsR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây