THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC

Thứ tư - 18/11/2020 08:01
THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC
Một người đàn ông chết đi, và vì anh là một người tốt nên được lên Thiên đường. Thánh Peter đứng ở cổng Thiên đường chào đón anh. “Xin chào mừng! Con có thể bước vào Thiên đường ngay bây giờ, nhưng vì con đã sống rất tốt nên con được phép xuống Địa ngục trước để so sánh hai nơi nếu con muốn” – Thánh Peter nói.
Một người đàn ông chết đi, và vì anh là một người tốt nên được lên Thiên đường. Thánh Peter đứng ở cổng Thiên đường chào đón anh. “Xin chào mừng! Con có thể bước vào Thiên đường ngay bây giờ, nhưng vì con đã sống rất tốt nên con được phép xuống Địa ngục trước để so sánh hai nơi nếu con muốn” – Thánh Peter nói.
Người đàn ông khá tò mò và nói “tại sao lại không chứ?” Anh bước xuống Địa ngục, nơi mà cánh cửa đã mở sẵn.
Phía sau cánh cửa, anh nhìn thấy rất nhiều người đang ngồi xung quanh những chiếc bàn đầy đồ ăn ngon lành. Nhưng họ rất buồn bã và đau khổ, bởi vì họ chỉ có những chiếc dao và nĩa dài quá tầm tay. Vì thế, họ không thể đưa được một chút thức ăn nào vào miệng.
Người đàn ông quay trở lại Thiên đường và nói với Thánh Peter: “Chà, con rất vui khi được lên Thiên đường. Địa ngục đúng là một hình phạt”.
“Chào mừng tới Thiên đường” – Thánh Peter nói. Khi người đàn ông bước vào Thiên đường, anh ta thấy gì? Anh lại thấy rất nhiều người đang ngồi xung quanh những chiếc bàn đầy đồ ăn ngon, cũng giống như dưới Địa ngục.
Họ cũng có những chiếc dao và nĩa dài quá tầm tay. Nhưng trên Thiên đường, mọi người không than khóc và chửi rủa, bởi vì họ đang đút thức ăn cho nhau. “Thử món này đi” – họ cười nói vui vẻ. “Cả món này nữa”, họ đã rất vui vẻ cùng nhau.
Quý vị và các bạn thân mến !
Có câu vè “ Thiên đàng Hỏa ngục hai bên, ai khôn thì nhờ, ai dại thì sa” , thế nhưng đó cũng chỉ là cách nói chứ thật ra chưa ai xác định được vị trí địa lý ở nơi nào. Tuy nhiên, điều chắc chắn rằng địa ngục sẽ là nơi không có sự hiện diện của Chúa. Do vậy, với những ai phải sa hỏa ngục thì hình phạt lớn nhất đối với họ là mãi mãi không được diện kiến Nhan Thánh Chúa. Người Kitô hữu luôn tin rằng sau cuộc sống trần thế này, linh hồn mỗi người sẽ bước sang một cuộc sống khác. Khi lìa trần, thân xác sẽ trở về tro bụi và phần linh hồn sẽ đến trình diện riêng với Chúa, việc thưởng công hay đền tội sẽ tùy thuộc vào cách sống của người đó khi còn tại thế. Các Đẳng Linh Hồn là những người thoát khỏi Hỏa Ngục nhưng vẫn còn ở Luyện Ngục để được thanh luyện cho sạch những tội lỗi đã phạm trước khi được hưởng Nhan Thánh Chúa. Sách Giáo Lý Công Giáo có dạy rằng: Các đẳng linh hồn là những người đã qua đời trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng hiện nay còn bị giam giữ tạm thời trong luyện ngục vì những tội nhẹ và vì chưa đền hết hình phạt của những tội đã được tha. Họ phải chịu sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng. Họ chính là đối tượng để các tín hữu cầu nguyện cho, đặc biệt là đối tượng của các thánh lễ cầu cho họ. (x. GLHTCG số 1030)
Cầu nguyện tưởng nhớ những người đã qua đời cũng là cách giúp những người đang bước vào ánh sáng của Chúa biết nhìn nhận lại đời sống của mình. Khi chúng ta dâng những việc lành phúc đức cầu nguyện cho những người đã khuất cũng là dịp để mỗi người chúng ta tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời, vì nếu không tin vào sự sống vĩnh hằng thì chúng ta cũng không cần cầu nguyện, dâng lễ cho các linh hồn. Đồng thời, khi cầu nguyện cho người đã chết, chúng ta được nhắc nhớ để sống thánh thiện, tốt lành hơn, biết ý thức về thân phận mình là cát bụi phù hoa để tìm sống cho những thực tại thiêng liêng mà Chúa đã và đang mời gọi mỗi người.
Lạy Chúa , xin cho chúng con biết rằng những rằng hy sinh và lời cầu nguyện sốt sắng của chúng ta trong tháng 11 này không chỉ là lễ vật đẹp nhất để dâng về Thiên Chúa và tỏ lòng yêu mến người đã khuất nhưng còn là cơ hội để chúng con suy gẫm về sự chết để biến đổi cuộc sống mình hầu được bước vào ánh sáng vinh quang của Chúa. Amen
Bình Minh     
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây