Những người khiêm hạ

Thứ tư - 08/06/2022 11:15
Những người khiêm hạ
Một trong những giáo hoàng được yêu mến nhất thế kỷ XX. Tinh thần khiêm nhượng, quảng đại, và hòa giải của ngài có thể dạy cho chúng ta nhiều điều để bước theo chân Chúa Giêsu Kitô.
Một trong những giáo hoàng được yêu mến nhất thế kỷ XX. Tinh thần khiêm nhượng, quảng đại, và hòa giải của ngài có thể dạy cho chúng ta nhiều điều để bước theo chân Chúa Giêsu Kitô.
Đức Gioan XXIII với hình dáng và gương mặt toát lên rằng, cuộc đời thật khó khăn với thập giá phải kiên nhẫn mang theo cho đến khi được vào hạnh phúc đời sau.
“Giáo hoàng tốt, Gioan”, theo lời báo giới nhanh miệng đặt cho ngài, lại có một thân hình to bự phương phi, toát lên rằng dời này chỉ là nếm trước cho đời sau tốt hơn nữa. Thật vậy, ngài từng nói với một nhóm hành hành hương: “Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho bạn… và bạn, hãy cầu nguyện cho giáo hoàng của mình. Bởi, thành thật mà nói, tôi muốn sống thật thọ. Tôi yêu cuộc sống!”
Trong các thế kỷ đầu của Giáo hội, các thánh được phong bởi tiếng của dân, vox populi. Từ thế kỷ XIII, tiến trình phong chân phước-thánh có thêm phần điều tra chính thức để xem cuộc đời của người đó có đáng noi gương hay không. Thật không may, là tiến trình này thường mất hàng thế kỷ để Giáo hội phong chân phước hay phong thánh cho một người. Rồi, người ta sẽ tự hỏi: Người này sẽ làm mẫu gương thế nào đây? Nhất là trong trường hợp phong chân phước cho một Giáo hoàng, người ta sẽ nghĩ: Những người không bao giờ trở thành Giám mục thành Roma sẽ noi gương thế nào đây?
“Luôn luôn gần gũi người đau khổ và người nghèo”
Vào ngày 20 tháng 12 năm 1999, Bộ Phong thánh đã ra sắc lệnh chính thức công nhận “các nhân đức dũng cảm” của Đức Gioan XXIII. Nhân dịp đó, tổng giám mục José Saraiva Martins, trưởng Thánh bộ đã nói:
“Với việc công nhận các nhân đức dũng cảm của Giáo hoàng Gioan XXIII, người ta sẽ nghĩ ngay lập tức đến những ngày đầy phấn khởi khi triệu tập Công đồng Vaticanô II và tất cả các thành quả nảy sinh từ đó, và vẫn đang được Giáo hội thực hiện cho trọn. Đức giáo hoàng này đã thăng tiến đại kết, bận tâm về liên hệ huynh đệ với giáo hội Chính thống Đông phương, mà ngài biết rõ trong thời gian làm việc tại Bulgaria và Istanbul, đồng thời đã gây được những liên hệ sâu sắc với Giáo hội Anh giáo và thế giới đa dạng của các giáo hội Tin Lành. Bằng mọi cách, ngài đã đặt nền tảng cho một thái độ mới của Giáo hội Công giáo đối với thế giới Do Thái, kiên quyết mở ra một Giáo hội đối thoại và hợp tác. Ngày 04 tháng 6, ngài đã lập Ban Hiệp nhất Kitô giáo. Ngài công bố hai tông thư quan trọng là, Mẹ và Thầy Mater et Magistra  (20-5-1961) về cách mạng xã hội dưới cái nhìn của huấn giáo Kitô giáo, và Hòa bình trên Trái đất Pacem in Terris (11-4-1963) về hòa bình giữa các dân tộc. Ngài đã đến viếng thăm các bệnh viện và nhà tù, và luôn gần gũi với những người đau khổ và người nghèo của Giáo hội cũng như cả thế giới.”
Những lời cô đọng này tóm gọn các thành tựu của Gioan XXIII: tinh thần đại kết và đối thoại liên tôn giáo, công bằng và hòa bình, và trên hết là lòng thương người. Nhưng người ta lại ít nói về những đam mê của ngài, mà ngài quả thật là một con người đam mê.
Giáo hoàng Gioan XXIII sinh tại Sotto il Monte, thuộc giáo phận Bergamo, Ý quốc vào ngày 25 tháng 11 năm 1881, lấy tên là Angelo Giuseppe Roncalli. Là đứa con thứ tư của Giovanni Battista Roncalli và Marianna Mazzola, nhưng là primogenito, con trai trưởng, một vị trí đặc biệt, cho dù là trong một gia đình nông dân.
Khi tham dự Mật nghị Hồng y bầu người kế vị giáo hoàng Piô XII, hồng y Roncalli, còn một tháng nữa là tròn 77 tuổi, cho rằng thế nào mình cũng sẽ tiếp tục ở lại Venice. Những lời đồn thổi ở Rôma cho rằng tất cả mọi người đều xem Giovanni Battista Montini, tổng giám mục Milan và là một nhà ngoại giao kỳ cựu, sẽ là lựa chọn hợp lý nhất cho ngai giáo hoàng. Nhưng ngài lại không ở trong số 51 hồng y dự Mật nghị lần này. Theo tin hành lang, thì các hồng y muốn một người an toàn và cao niên trị vì trong vòng vài năm, để sau đó họ phong hồng y cho Montini rồi tính.
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1958, các hồng y chọn Roncalli, một người suýt hết tuổi bỏ phiếu. Như thế, ngài sẽ phong Montini làm hồng y và rồi vài năm sau sẽ về trời đúng dự kiến. Nhưng chuyện lại không như vậy. Khi triệu tập Công đồng Vaticanô II, một Công nghị giáo phận Rôma, và cải cách giáo luật, vốn được tuyên bố chỉ ba tháng sau khi được bầu, rõ ràng giáo hoàng Gioan XXIII không phải là cái mà hầu hết mọi người gọi là “an toàn” được. 
Đức thánh cha Roncalli chọn danh hiệu Gioan, nói rằng vì đó là tên cha của ngài. Đó cũng là tên của vị Tiền hô và vị Thánh sử. Vương cung thánh đường Gioan Lateranô, nhà thờ chính tòa của Rôma, lấy tên của cả hai vị thánh này. Giáo hoàng Gioan XXIII không bắt đầu như Đại diện Chúa Kitô, Đại Thượng tế, cho bằng như một Giám mục thành Rôma. Về sau ngài nói rằng: “Trong những ngày đầu triều, tôi không nhận thức được đầy đủ việc làm Giám mục thành Rôma, rồi từ đó là mục tử của Giáo hội Hoàn vũ, có ý nghĩa như thế nào. Rồi , nhiều tuần sau, mọi chuyện rõ ràng dần. Và tôi cảm thấy như ở nhà, như thể cả đời tôi từ trước đến nay là ở đây vậy!”
Phong cách của ngài rất khác với người tiền nhiệm. Được lòng gần như tất cả mọi người, giáo hoàng Gioan XXIII có vẻ “đóng vai giáo hoàng” không được thoải mái cho lắm, vì đôi khi ngài thậm chí quên dùng đại từ trang trọng “chúng ta” khi nói chuyện. Mọi việc ngài làm đều rất tự nhiên, như việc trèo xuống khỏi bệ di động (sedia gestatoria) để bước đi dọc lối giữa Đền thờ thánh Phêrô trong buổi lễ khai mạc Công đồng (11 tháng 10 năm 1962), vốn đã gây sốc đối với những người chỉ trích ngài, nhưng lại làm cho ngài thành người mà ngài muốn làm: một giám mục giữa các giám mục.
Đêm hôm đó, khi đám đông tụ họp tại Quảng trường thánh Phêrô để thắp nến đọc kinh chiều, ngài xuất hiện ngoài dự kiến trên cửa sổ phòng. Nói ngắn gọn về ý nghĩa của Công đồng đối với mình, ngài kết lời bằng việc nhắc rằng giờ đã trễ, mọi người nên về nhà, và khi về đến nhà nên hôn tặng con cái, và xem đó là cái hôn từ cha Gioan.
Một phẩm chất khác khiến ngài được mọi người yêu quý, đặc biệt là các ký giả, chính là tính hài hước và bộc phát. Khi một ký giả hỏi xem có bao nhiêu người làm việc ở Vatican, ngài có câu trả lời hóm hỉnh nổi tiếng là: “Ôi, không hơn một nửa đâu.” Một vài người ở Vatican đã lấy câu này để cho thấy vì sao người ta gọi ngài là “Giáo hoàng tốt Gioan”. Ngài luôn luôn đi theo nẻo đường nhân đạo! 
Trên giường hấp hối, ngài nói: “Không phải Tin Mừng đã thay đổi, mà là chúng ta bắt đầu hiểu Tin Mừng rõ hơn. Những ai đã sống lâu như tôi… có thể so sánh được những nền văn hóa và truyền thống khác nhau, và biết được rằng giờ đang đến, để nhận ra những dấu chỉ của thời đại, nắm bắt cơ hội, và hướng mình về phía trước.”
Ngài trân trọng lời khuyên của thánh Bernard thành Clairvaux, “Chú ý mọi sự, cho qua phần lớn, và chỉnh sửa một ít.” Hay, theo lời ngài, thì chúng ta hãy uống “thuốc của lòng thương” để đừng làm hại người khác.
Câu chuyện chúng ta nghe về Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và bài Tin Mừng hôm nay, nói đến Đức Maria, là những người khiêm hạ, những người không có chi là nổi bật. Nhưng Mẹ Maria đã nói về mình như trong lời kinh Magnificat.
Người ta cho rằng Đức Thánh Cha Gioan 23 chắc không làm gì được cho Giáo Hội, vì ngài lớn tuổi rồi. Nhưng chính Đức Thánh Cha Gioan 23 đã mở ra công đồng Vaticano II, mang lại nhiều thay đổi lớn trong Giáo Hội.
Lời Chúa hôm nay tràn ngập niềm vui sự hân hoan, từ bài đọc 1 cho đến bài Tin Mừng.
 Bài đọc 1 Tiên tri Xôphônia: “Hỡi thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel, hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn!”
 Còn trong bài Tin Mừng cũng tiếp nối sự vui mừng hân hoan qua trình thuật cuộc thăm viếng  của Đức Maria đến với bà Elisabeth.  Có điều gần gũi với những ai trong chúng ta cảm thấy trong cuộc đời này bị “ tủi hổ”  khi nhìn hình ảnh Elisabeth cảm thấy an lòng.  Bà Elsabeth  đã tủi thân vì không có con. Nhưng trước đó bả tủi thân bao nhiêu,  thì bây giờ bà lại vui mừng, bà vui mừng được Chúa yêu thương mình.
Tất cả niềm vui của Mẹ Maria là có Chúa ở cùng, như bà Elisabeth nói : “ Em thật có phúc vì tin rằng, Chúa sẽ thực hiện “
Như vậy, chúng ta thấy mọi sự bình an, vui tươi trong cuộc sống này  hệ tại ở việc có Chúa ở với chúng ta. Mặc dầu là cuộc đời đầy dẫy những khó khăn thử thách, dù nghèo khó thì Chúa hiện diện với chúng ta là đủ cho chúng ta hạnh phúc rồi.
Mẹ Maria trong lòng mình có Chúa Cứu Thế, Mẹ đem Chúa đến cho bà Elisabeth, bà  nhảy mừng vui sướng, cùng với con mình.  Chúng ta cũng đang trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Chúa  Thánh Thần hiện xuống. Hoa trái của Chúa Thánh Thần là niềm vui, bình an, và những điều đó chỉ có được khi có sự khiêm hạ, khi chúng ta biết cộng tác với chương trình của Thiên Chúa như Mẹ Maria.
Tin Mừng Thánh sử Mátthêu chương 11, 29:, Chúa Giêsu mời gọi  :"Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
Như vậy, mỗi khi cảm thấy không có bình an và niềm vui, chúng ta hãy nhìn lại đời mình. Chúng ta có sự khiêm hạ, phục vụ, có tình yêu thương và có chịu đến với Chúa hay  để cho Chúa ở với mình ? Chúng ta hãy trao phó cuộc đời trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Hai người mẹ trong Tin Mừng thật vui tươi hớn hở, vì có Chúa ở với họ. Chúng ta muốn được niềm vui trong cuộc đời cũng phải để có Chúa ở với mình, trở thành người bạn thân, người hướng dẫn mình đi trong hành trình cuộc sống.
 Lm. HK

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây