LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA MỌI NGƯỜI

Thứ bảy - 06/06/2020 00:29
LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA MỌI NGƯỜI
Trong một lớp GLHN, một bạn trẻ đặt câu hỏi thắc mắc tại sao cũng là một bậc sống, nhưng các linh mục có được ngày thụ phong tưng bừng và hoành tráng : nào là Giám Mục, đông đảo các linh mục đồng tế, nam nữ tu sĩ và nhiều giáo dân cùng tham dự; trong khi đối với những người sống đời hôn nhân, lễ cưới của họ không được như vậy. Ngay cả việc đồng tế cũng không được.
Trong một lớp GLHN, một bạn trẻ đặt câu hỏi thắc mắc tại sao cũng là một bậc sống, nhưng các linh mục có được ngày thụ phong tưng bừng và hoành tráng : nào là Giám Mục, đông đảo các linh mục đồng tế, nam nữ tu sĩ và nhiều giáo dân cùng tham dự; trong khi đối với những người sống đời hôn nhân, lễ cưới của họ không được như vậy. Ngay cả việc đồng tế cũng không được.
Xin trả lời vui với các anh chị ấy rằng sở dĩ Giáo Hội cử hành Lễ Truyền Chức linh mục, cũng như Lễ Tạ Ơn long trọng như vậy là để dụ các bạn trẻ đi tu đó các anh anh chị ạ! Thế mà có mấy ai đi tu, có mấy ai chọn “con đường chẳng mấy ai đi” này đâu.
Tuy nhiên,nếu nghiêm túc mà trả lời thì việc tổ chức long trọng lễ truyền chức hay tạ ơn linh mục là có lí do của nó. Giáo Hội muốn đề cao thánh chức linh mục của Chúa Kitô. Hơn nữa long trọng đâu phải cho bản thân người tân linh mục đâu, mà chức linh mục là cho cộng đoàn và vì cộng đoàn. Một khi lãnh nhận chức thánh, thì linh mục đã là người của Chúa, người của Giáo Hội và là người của mọi người rồi. Đó cũng là những ý tưởng chính trong  các thánh lễ Lễ Tạ Ơn.
- Trước hết, linh mục là người của Chúa. Một khi khước từ hạnh phúc của đời sống hôn nhân gia đình, kể cả niềm vui thú của tình yêu đôi lứa mà lẽ ra mình được hưởng, để rồi chấp nhận đời độc thân khiết tịnh vì Nước trời, người linh mục hoàn toàn thuộc trọn về Chúa cả tâm hồn, cả thân xác và cả con tim. Điều này hoàn toàn tự nguyện, tự nguyện dâng hiến cuộc đời cho Chúa với con tim không san sẻ. Thánh Phaolô đã bộc bạch với giáo đoàn Côrintô rằng : “Nhờ bậc độc thân khiết tịnh, các linh mục được thánh hiến cho Chúa Kitô với một lý do mới mẻ và tuyệt hảo, được dễ dàng kết hiệp với Người bằng một trái tim không chia sẻ” (1Cor 7, 32-34).
Khi công bố danh sách các thầy chính thức vào Đại Chủng Viện, thường thì có 3 điều làm cho các thầy ngạc nhiên : (1) Có những thầy, mình nghĩ chưa được vào ĐCV lại có tên trong danh sách. (2) Có những thầy, mình đoán chắc là được vào ĐCV, nhưng lại không thấy tên đâu cả. (3) Đây là điều nhạc nhiên lớn nhất : chính mình cũng có tên trong danh sách ấy. Điều đó cho thấy ơn gọi hoàn toàn đến từ Thiên Chúa và là hồng ân mà Thiên Chúa ban cách nhưng không, chứ không phải là do tài năng đức độ, công trạng (đẹp trai con nhà giàu học giỏi..). Chúa Giêsu đã hơn một lần quả quyết : “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con”. Chính Chúa chọn gọi nên đó cũng là lí do tại sao linh mục là người thuộc trọn về Chúa.
- Thứ đến, linh mục còn là người của Giáo hội.
Qua việc đặt tay, linh mục đã trở thành người của Giáo hội. Nói cách khác, kể từ ngày chịu chức, linh mục hoàn toàn là người của Giáo hội. Giáo Hội trở thành mẹ của các ngài. Các ngài sống là sống cho Giáo hội, làm việc là làm việc cho Giáo hội, ngay cả việc ăn cũng là ăn vì Giáo hội. Mọi thành công hay thất bại của các ngài cũng là thành công thất bại của Giáo hội. Mọi vui buồn của các ngài cũng là vui buồn của Giáo hội…. Và vì là người của Giáo hội, nên ta không lạ gì khi thấy các ngài được Giáo hội lo lắng chăm sóc từ A đến Z : từ nơi ăn chốn ở, đến bệnh tật, hưu dưỡng và cả việc tang chay khi đã qua đời.  
- Sau nữa, linh mục còn là người của mọi người. Khi được đứng vào hàng ngũ linh mục, các ngài trở nên họ hàng thiêng liêng rất gần gũi với dân Chúa khắp nơi. Đi đến đâu, người ta cũng gọi các ngài là cha, người cha thiêng liêng. Tắt một lời, linh mục là người của mọi người, chứ không phải của riêng ai, hay của riêng gia đình nào.
Chẳng thế trong ngày chịu chức linh mục của một người em trai, người chị gái khuyên : “Em cố gắng trong đời linh mục đừng bao giờ sờ ai và cũng đừng bao giờ để người khác sờ mình”. Có thể thoạt nghe, chúng ta cho rằng lời khuyên ngớ ngẩn, nhưng đây là chuyện nghiêm túc mà người chị này đã chia sẻ với các thầy ở ĐCV. Xem ra vế đầu thì người em có thể cam kết với chị được; còn vế sau khó quá, chắc có lẽ người em không dám, vì vế sau mình đâu chủ động được. Người ta chủ động “tấn công” mình cách bất ngờ thì sao, có khi là bó tay.com, thậm chí là bó cả chân.com nữa. Xin được dẫn chứng : một cô gái vào toà giải tội, thổn thức :
  • Thưa cha, con đau khổ lắm vì đã lỡ yêu một người.
  • Cha chưa hiểu ý con lắm. Ý con nói là lỡ yêu một người đã có vợ con rồi ạ ?
  • Không không thưa cha, anh ấy sống độc thân một mình.
  • Hay là anh ta vũ phu, rượu chè cờ bạc ?
  • Thưa cha không. Anh ta ta rất hiền lành, và không hề biết đến rượu chè cờ bạc gì hết.
  • Hay là anh ta đang thất học ?
  • Dạ không. Anh ta có học thức cao, lại đẹp trai phong độ nữa là khác.
  • Ô la la, vậy là con vớ được vàng 4 số 9 rồi đấy con ạ !
  • Nhưng mà,…nhưng mà thưa cha, bố mẹ con lại cấm con.
  • Sao lại có chuyện cấm lạ đời như vậy. Bố mẹ con cấm tào lao rồi đó. Để cha gặp bố mẹ con, cha nói cho.
  • Nhưng thưa cha, có một điều con cảm thấy khó nói lắm.
  • Con cứ nói đi, không sao đâu. Ạ anh ta có ở gần đây không?
  • Dạ anh ấy ở rất gần con, ngay trong giáo xứ này cha ạ.
  • Vậy thì số con sướng quá rồi còn gì. Khỏi phải tốn kém việc đi lại, thời buổi xăng cọ lên giá. Thế anh ta là ai vậy con?
  • Dạ… dạ, thưa cha… thưa cha, anh ấy là người đang giải tội cho con đấy ạ !
Người ta chủ động tấn công, linh mục chống đỡ vất vả lắm đấy. Không ai được phép sở hữu linh mục và linh mục cũng không được quyền chiếm hữu ai. Linh mục có quyền yêu hết mọi người, nhưng không được giữ lại riêng ai; được phép bắt tay mọi người nhưng không được phép giữ lại đôi tay của ai. Chiếm giữ ai hay giữ lại ai là có chuyện, chuyện to nữa là khác.
Trong một dịp giao lưu với các bà mẹ Công giáo Sài Gòn tại ĐCV thánh Giuse, một thầy đặt câu hỏi : “Nếu một ngày nào đó, Toà Thánh cho các linh mục lấy vợ, các bà mẹ có đồng ý và ủng hộ không ?” Tất cả đều đồng loạt nhao nhao phản đối. Có bà còn bộc bạch rằng : “Chúng con thương quý cha quý thầy vì quý cha quý thầy sống độc thân, không vợ không con. Còn nếu cha nào có vợ thì để cho vợ ổng thương, chúng con không thương đâu”.
Thế đó. Nếu sống được căn tính linh mục một cách rốt ráo, đừng sợ, đừng lo không được mọi người yêu mến. Người ta yêu mến linh mục vì các ngài là người của Chúa, của Giáo Hội và của mọi người.
Đáng thương thay, linh mục không còn là người của Chúa nữa mà là người của Satan, người của thần Mamon. Đáng tiếc thay linh mục không còn là người của Giáo Hội nữa, mà là người của một thể chế chính trị, hay một giáo phái nào đó. Và đáng buồn thay, linh mục không còn là người của mọi người nữa, mà là người của một quý bà, quý cô nào đó. Khi đó, các ngài đã đánh mất căn tính của mình rồi.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện nhiều và thật nhiều cho các linh mục, vốn là những con người đầy yếu đuối và bất xứng trước thánh chức cao cả mà các ngài đã lãnh nhận, như cảm nghiệm của cha Grêgôriô Phan Thanh Quảng, đan viện Xitô Châu Thuỷ, nhân ngày mừng Kim Khánh Linh Mục :
Chức Linh mục, chức siêu phàm :
“Con là Thượng tế phẩm hàm Sê-đê”.
Chức Linh mục Chúa truyền cho.
Đựng trong bình gốm, con người mỏng manh.
Có lẽ cũng vì cảm nghiệm được sự yếu đuối và giới hạn của phận người, nên cha mới của chúng ta đây mới chọn khẩu hiệu cho đời linh mục của mình : “Không có Thầy các con không làm được việc gì”, không làm được việc gì cho ra hồn. Vậy xin  hãy cầu cho các tân linh mục được luôn trung thành đi theo Chúa, nhiệt thành phụng sự Giáo Hội và chân thành phục vụ mọi người trong tình yêu thương.
Thỉnh thoảng, chúng con vẫn được nghe đó đây rằng : “Ông cha nọ, ông cha kia khi còn làm thầy thì dễ thương ơi là dể thương, nhưng khi làm cha rồi thì sao mà khó ưa vô cùng! Thấy mà ghét…”. Cha mới của chúng ta đây, khi đang làm thầy đi giúp xứ, đâu đâu cũng được tiếng là dễ thương. Vậy chúng ta hãy cầu chúc cho ngài luôn giữ được tiếng thơm đó mãi. Dễ thương không chỉ đối với Chúa, đối với Giáo hội, mà còn đối với tất cả mọi người. Amen.
 
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây