Một hôm, Hoàng đế Napoléon đi ra ngoài với một viên sĩ quan cận vệ để xem tình hình dân chúng. Cả hai vào một quán ăn dùng bữa tối. Khi ra ngoài Napoléon mặc đồ thường dân. Ngày trước không như bây giờ, người ta biết mặt các nguyên thủ quốc gia trên tivi, mạng internet. Ngày xưa vua Napoléon thì ai cũng nghe, nhưng mặt thì không mấy ai biết.
Cho nên khi vua Napoléon mặc đồ thường dân đi ra ngoài chẳng ai biết Hoàng đế. Ăn xong bữa tối ở một hàng quán, đến khi chuẩn bị trả tiền . Viên cận vệ hoàng đế hỏi, bà chủ quán mới nói : “Hết 14 quan đồng tiên Pháp “. Viên sĩ quan mở chiếc ví ra không thấy tiền đâu, chết rồi, không có đồng nào hết”. Napoléon nói : “Được rồi, để ta sẽ lo”. Nhưng ông kiếm trong người cũng chẳng có đồng nào cả. Một sự trùng hợp mà làm nên chuyên, cả hai lúng túng. Viên cận vệ nói chủ quán : “Chúng tôi ra đường mà quên mang theo tiền. Xin bà vui lòng cho chúng tôi về nhà. Khoảng 1 tiếng sau, tôi quay trở lại trả cho bà đủ số tiền”. Nhưng bà ta nhất định không chịu, bà nói nếu không trả chúng tôi sẽ gọi cảnh sát đến. Bà làm căng lắm. Lúc đó, có một anh hầu bàn thấy vậy mới nói bà chủ quán: “Chuyện người ta quên tiền, đâu có gì lạ. Bà cứ cho người ta chịu 14 đồng, lát nữa họ quay trở lại”. Nhưng bà vẫn nhất định không là không. Anh hầu bàn mới đưa cho bà 14 đồng và nói : “Đây tiền của bà đây. Tôi cho họ mượn. Bà cứ để cho họ đi”. Thế là hai người đi về và sau đó tên cận vệ đã quay trở lại trả tiền cho anh hầu bàn.
Sau đó, người sĩ quan cận vệ hỏi bà chủ quán : “Quán của bà này tất cả trị giá khoảng bao nhiêu ?” .Bà ta trả lời “30 ngàn quan Pháp” Viên sĩ quan nói : “Vâng lệnh Hoàng đế, tôi truyền bà trao quán này cho anh hầu bàn”. Lúc đó, bà cảm thấy thật hối tiếc về chuyện cư xử vừa rồi.
Câu chuyện thật hay muốn nói với chúng ta. Có khi chúng ta làm cho Chúa mà không biết. Tất cả những gì chúng ta làm cho Chúa và tha nhân phải là tình yêu. Bất cứ khi nào chúng ta làm điều tốt cho một ai đó, là chúng ta làm cho chính Chúa.
Anh hầu bàn trong câu chuyện đã thực hiện Lời Chúa dạy : “Những gì các con muốn người ta làm cho mình. Hãy làm cho người ta như vậy.”
Nếu mình quên tiền và ai đó trả tiền dùm mình, chắc chắn là mừng lắm, vui lắm. Nhưng nếu muốn người ta trả tiền dùm, thì mình cũng hãy trả tiền dùm cho người khác. Lời Chúa dạy trên đây được gọi là luật vàng .
Trong bài Tin Mừng kể lại, Chúa Giêsu hỏi Thánh Phêrô 3 lần : “Con có yêu mến Thầy “.Thực ra, Chúa biết rồi, nhưng Chúa hỏi để nhấn mạnh đến tình yêu, và Chúa đòi hỏi chúng ta tình yêu với Chúa. Điều Chúa quan tâm nhất nơi những người làm việc cho Chúa là ở tình yêu.
Sau mỗi lần Chúa Giêsu hỏi và Thánh Phêrô đáp, ông lại tuyên xưng lòng mến, Chúa trao cho ông trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên Chúa.
Thánh Phêrô và Phaolô khác nhau, nhưng có chung 1 ơn gọi là mở mang nước Chúa. Thánh Phêrô rao giảng Tin Mừng cho người Do Thái. Thánh Phaolô đi đến với dân ngoại.
Qua sự khác biệt đó của các ngài, Chúa cũng biết chúng ta cũng khác biệt nhau, nhưng Chúa vẫn muốn mỗi người chúng ta cùng chung sứ mạng “chăm sóc chiên của Chúa”. Với người sống đời hôn nhân gia đình, chúng ta được Chúa giao chăm sóc dạy dỗ con cái, giúp đỡ cha mẹ. Nếu là thầy cô thì dạy học sinh cho tốt, nhà cằm quyền thì lo cho dân cho nước…
Nói cách khác, tất cả chúng ta đều chia sẻ công việc của Chúa, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chung. Đặt biệt là chúng ta đang chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới với chủ đề “Hiệp hành”. “Đồng hành “ là đi cùng với nhau, nhưng “hiệp hành“ là nên một với nhau. Đó là sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta đừng coi việc của Giáo Hội là việc của Đức Giáo Hoàng, Giám mục, linh mục, tu sĩ,nhưng là việc của từng người một trong chúng ta.
Đức Thánh Cha muốn hỏi ý kiến tất cả mọi người trong Giáo Hội toàn cầu. Điều này cho thấy được mỗi người chúng ta, đã chịu phép rửa đều chia sẻ cùng một sứ vụ Chúa trao cho các tông đồ, cho tất cả mọi người, mọi phẩm trật trong Giáo Hội.
Điều chúng ta sống thực thi sứ vụ của mình là đáp lại lời thưa:“Con yêu mến Thầy”. Chúng ta phải sống điều Chúa dạy : “Điều gì các con muốn người ta làm cho mình. Hãy làm cho người ta như vậy”.
Chúng ta nhìn lại ngày sống của mình. Buổi sáng ta thức dậy, đi làm, vui chơi, gặp gỡ người khác. Ra đường chẳng hạn, nếu muốn người ta nhường đường cho mình, ta hãy nhường cho họ trước. Khi thảo luận với nhau, mình muốn người ta nghe, mình phải nghe người ta…
Chúng ta hãy sống “hiệp hành“ nên một với nhau trên con đường tiến về quê trời trong sứ vụ, cụ thể là sống yêu thương, không phải bằng lời nhưng bằng cả cuộc sống.
Chúng ta yêu mến Chúa qua việc yêu thương giúp đỡ những người chung quanh mình.Chúng ta có cảm thấy khó chịu với ai, thì ta chưa thực hiện điều Chúa dạy, chưa sống yêu thương như Chúa đã yêu thương chúng ta trước.