ĐIỆU CA CỦA NGƯỜI MÙ

Thứ ba - 30/08/2016 21:29
ĐIỆU CA CỦA NGƯỜI MÙ
Tôi vào đời không có màu sắc. Tôi đi trong biển đêm không giới hạn hoàng hôn hay bình minh. Cuốn lịch của tôi chỉ có một tờ, dài bằng cuộc đời.

ĐIỆU CA CỦA NGƯỜI MÙ

Tôi vào đời không có màu sắc. Tôi đi trong biển đêm không giới hạn hoàng hôn hay bình minh. Cuốn lịch của tôi chỉ có một tờ, dài bằng cuộc đời. Tờ lịch mở ra là ngày sinh và bóc đi là ngày chết. Chiều lên hay chiều xuống, rừng thay mùa đổi lá, thửa vườn tôi vẫn không đổi thay. Bốn mùa đời tôi chỉ có vậy, vang vang một cung điệu trầm của bóng tối, ngày lẫn vào đêm.

Tôi vào đời trong không gian không có hình dáng. Mây về ngang trời hay mây đi xa, mùa thu êm ả hay hoa xuân rạo rực trên đồi, không gian tôi vẫn thế. Tôi không biết gần, không biết xa. Chung quanh tôi có khi cận kề mà như xa tít tắp. Có khi xa lắm mà lại như bên cạnh.

Tôi dò dẫm cuộc đời trong bước chân rất chậm. Tôi tìm tôi trong cuộc sống bằng tiếng nói của con tim chứ không thể bằng con mắt.

Bởi tôi mù, tôi không bao giờ biết thế nào là ánh sáng, nên ánh sáng của tôi là một thứ ánh sáng không nắm bắt được bằng ánh mắt của xác thân. Cứ mặt trời lên, mặt trăng về là vũ trụ tuần tự lên xuống theo ánh sáng. Ánh sáng trong trí tuệ mà thôi. Bởi thế, những gì con người nhìn thấy và gọi là ánh sáng thì không phải ánh sáng của tôi. Không so sánh được với ánh sáng thì bóng tối của tôi cũng khác. Do đấy, bóng tối của tôi cũng khác xa bóng tối được xác định bằng nhãn quang của con người. Lương tâm tôi xác định bóng tối cho tôi.

Với thân phận mù lòa, con mắt của tôi không phải là ngôn ngữ định nghĩa về bóng tối và ánh sáng. Tôi đi tìm ánh sáng và bóng tối trong lương tâm và trí tuệ

Từ bóng tối và ánh sáng trong tim tôi, tôi vào đời bằng điệu ca của người mù, điệu ca cũng đến từ con tim nơi tôi suy niệm về bóng tối và ánh sáng đó. Ðây là bài ca:

- Xin thương xót tôi! Xin thương xót tôi!

- Xin thương xót tôi! Xin thương xót tôi!

Tôi là người mù nên bị xếp chung một loại với những người mù khác. Mở Phúc Âm để nhìn lại những bức ảnh của người mù, người ta sẽ thấy bốn trường hợp Phúc Âm nhất lãm ghi lại cũng là bốn lần chúng tôi hát điệp khúc ấy.

Trong Tin Mừng Mátthêu lần thứ nhất:

Khi Ðức Kitô ra khỏi đó thì có hai người mù theo Ngài mà kêu rằng: “Lạy Con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mt. 9:27)

Trong Tin Mừng Mátthêu lần thứ hai:

Có hai người mù ngồi ở vệ đàng; nghe biết Ðức Kitô đi ngang qua, thì họ kêu rằng: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mt. 10:29-30)

Jesus cures the blindTrong Tin Mừng Máccô:

Con của Timê là Bartimê, một người mù ăn xin, ngồi ở vệ đàng. Nghe biết là Ðức Yêsu Nazarét đó, thì hắn lên tiếng kêu rằng: “Lạy con vua Ðavít, xin thương xót chúng tôi!” (Mc. 10:46-47)

Trong Tin Mừng Luca:

Có người mù nọ đang ngồi ăn xin ở vệ đàng. Nghe có đông người đi ngang qua, hắn dò hỏi cho biết chuyện gì thế. Người ta cho hắn biết là có Yêsu Nazareth ngang qua. Và hắn la lên rằng: “Lạy con vua Ðavit, xin thương xót chúng tôi!” (Lc. 18:35-38)

Những người mù chúng tôi không có bài ca nào khác. Trước chân dung Ðức Kitô, chúng tôi chỉ có điệu ca duy nhất. Chúng tôi chỉ lập đi, lập lại mãi:

- Xin thương xót chúng tôi! Xin thương xót chúng tôi!

Chúng tôi không nhìn thấy khuôn mặt của Ðức Kitô. Bao nhiêu người đã chứng kiến dấu lạ Ngài làm và tin Ngài. Ðối với kẻ mù lòa như chúng tôi, niềm tin của chúng tôi cũng khác lắm. Vì không bao giờ nhìn thấy, bởi đó, chúng tôi kiếm tìm niềm tin dựa vào lòng thương xót. Chúng tôi không thấy dấu lạ. Chúng tôi chỉ tin rằng Ngài có lòng thương xót. Và hễ nghe tin Ngài sắp đi ngang qua là chúng tôi kêu lên:

- Xin thương xót chúng tôi! Xin thương xót chúng tôi!

Ngày ngày ngồi ở vệ đường xin ăn, tôi chỉ biết về Ðức Kitô bằng cách lắng nghe tiếng người qua lại chuyện trò. Một người mù trong nhóm chúng tôi bị kết tội là do tội lỗi của cha mẹ hắn ta, hoặc có thể tội riêng hắn mà phải mù. Ngài bảo rằng không phải tội của ai cả. Nhưng là để quyền năng Thiên Chúa được tỏ hiện (Yn 9:1-41). Ðấy, Ngài lại có lòng thương xót.

Ngồi ở vệ đường, tôi nghe kể về Ðức Kitô đã đến với những kẻ khốn cùng như chúng tôi. Bị trách là tại sao vào thăm nhà những người thu thuế tội lỗi, thì Ngài bảo là người đau yếu mới cần thầy thuốc (Mc. 2:15-17). Gặp kẻ khốn cùng vì câm điếc, mù lòa, tật nguyền là Ngài xót thương họ ngay (Mt. 15:29-31). Bao nhiêu lần Ngài cứu chữa những người còng lưng, bất toại trong ngày Sabat (Mt. 12:9-14). Ngài không bảo chúng tôi về, ngày mai hãy tới vì Ngài phải coi ngày Sabat trọng hơn sự khốn khổ của chúng tôi. Lòng thương xót của Ngài không bao giờ là tình thương được định theo thời khóa biểu.

Ngồi bên vệ đường, tôi suy nghĩ về lòng xót thương. Tôi thấy lòng thương xót nào mà không phải chờ đợi bằng chương trình của những thời khóa biểu thì đấy là lòng thương xót thật. Tôi thấy chỉ vì thương xót chúng tôi mà Ngài mất đi niềm thương xót của các thầy tư tế, các kinh sư.

Cũng như những tháng ngày ngồi bên vệ đường, cũng bằng con tim thôi, tôi thấy lòng thương xót nào mà sẳn sàng chịu thương đau với người mình thương xót thì đấy là lòng thương xót thật. Những ngày thinh lặng bên chợ đời, cũng chỉ bằng con tim, tôi nhìn thấy chân dung Ngài. Làm sao màu sắc có thể vẽ được lòng thương xót? Tôi chỉ vẽ hình ảnh Ngài bằng điệu ca:

- Xin thương xót chúng tôi! Xin thương xót chúng tôi!

Những lời kêu của chúng tôi làm người chung quanh nhàm chán lắm: “Những kẻ đi trước quát bảo hắn im đi” (Lc. 18:39). Ðức Kitô không bao giờ chán nghe điệu ca ấy, không bao giờ từ chối bài ca của người mù chúng tôi. Ngài biết từng bước lần mò trong đời sống của kẻ mù lòa tội nghiệp như thế nào. Ngài không từ chối tiếng gọi của chúng tôi, vì trong điệu ca, chúng tôi đã gọi đúng tên của Ngài.

Tên Ngài là Ðấng hay xót thương. Và niềm tin của chúng tôi là tin Ngài là Ðấng hay thương xót.

******************************

Lạy Chúa, đọc trong Phúc Âm nhất lãm, chúng con đã thấy bốn trường hợp nhắc đến người mù là bốn lần có điệp khúc “xin thương xót chúng tôi.” Hôm nay, lập lại bài ca thương xót trước mỗi lần dâng lễ:

- Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Kitô thương xót chúng con!

Là chúng con lập lại bài ca của người mù thủa xưa. Nhắc tới ánh sáng người mù đã nhìn thấy là lập lại lòng thương xót của Chúa. Họ đã nhìn thấy một tên gọi đẹp nhất để gọi Chúa: Chúa là Ðấng hay thương xót.

Ngày nào con yêu điệp khúc đó trong đời con là ngày đó con hạnh phúc. Nếu con không biết Chúa là Ðấng thương xót con, con sẽ lạc lõng.

Lạy Chúa, mỗi lần đi lễ, nghe điệp khúc ấy, con muốn Chúa cho con trong niềm tin, cậy, mến nói với Chúa rằng: Con hạnh phúc vì Chúa luôn thương xót con.

Nguyễn Tầm Thường, S.J

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây