Thứ Tư Lễ Tro

Thứ tư - 14/02/2024 00:10
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
(Mt 6, 1-6.16-18)
Thứ Tư Lễ Tro


“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
“Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
SUY NIỆM

 Người ta kể về một vị linh mục già thuộc thị trấn Picardie như sau : Một hôm, trên đường về nhà xứ, vị linh mục già trong chiếc áo chùng thâm vừa đi vừa thầm đọc kinh. Có hai viên sĩ quan trẻ cũng về chung đường, đi phía trước vị linh mục một quãng khá xa. Hai viên sĩ quan này đã mất niềm tin nơi Giáo Hội Công Giáo, vừa đi vừa chỉ trích các linh mục và tu sĩ.
Chợt có một người hành khất ngồi bên vệ đường giơ tay xin ăn. Một trong hai người sĩ quan cho người ăn xin mấy đồng bạc lẻ. Trong khi đó, anh kia nói với bạn : “Tôi dám cá với anh là ông linh mục kia sẽ chẳng bố thí cho người ăn mày đến một xu ! Cái bọn linh mục đạo đức giả ấy chỉ thích làm phúc trước đám đông mà thôi! Không tin, thì ta cứ rình ở đây mà xem !”. Cả hai nhất trí trốn vào một bụi cây gần đó để theo dõi.
Ít phút sau, vị linh mục đi tới. Ngài đứng lại nhìn người hành khất, đưa tay lục hết túi trên, túi dưới rồi nói với người hành khất : “Ông bạn ơi, rất tiếc là tôi không còn một xu dính túi, nhưng xin ông bạn đợi tôi một chút…”. Vị linh mục nhìn trước nhìn sau, rồi bước vào một bụi cây gần đó. Một lúc sau, ngài đi ra đưa biếu cho người hành khất chiếc quần dài đã cuốn gọn lại, ân cần bảo ông ta đừng kể lại cho ai nghe, vị linh mục sửa lại chiếc áo chùng thâm rồi tiếp tục về nhà.
Sáng hôm sau, có hai người khách lạ đến gặp vị linh mục già và xin xưng tội. Đó chính là hai viên sĩ quan đã xúc động và ăn năn sám hối khi nhìn thấy vị linh mục cho người hành khất chính cái quần mình đang mặc. Sau đó, vị linh mục đã cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa nhân lành, chỉ với cái quần cũ, Ngài đã đem về cho con những hai linh hồn sao ?” (GOSPELNET 05/3/2003)
Câu chuyện cảm động về vị linh mục già trên đây, gợi lên ý nghĩa tích cực của mùa Chay mà Tin Mừng theo thánh Matthêu vừa nêu lên : “Các ngươi hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy”. Khi âm thầm trao tặng chiếc quần đang mặc, vị linh mục đã thực thi lời Chúa dạy : “Khi các ngươi bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm”.
Lời Chúa hôm nay đã làm đậm nét ý nghĩa đích thực của mùa Chay. Mùa Chay chính là cuộc hành trình trở về với Chúa và anh em. Cuộc hành trình trở về đó luôn là cuộc hành trình trong âm thầm lặng lẽ của những tâm hồn ăn năn sám hối. Cuộc hành trình đó bao gồm những việc đạo đức : bố thí, cầu nguyện, ăn chay… Thế nhưng, những việc đạo đức đó không thể làm với những hình thức bề ngoài giả dối : khi bố thí, đừng thổi loa báo trước. Đừng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng. Chớ ăn chay với vẻ mặt ủ dột, thiểu não. Nhưng hãy làm tất cả những việc tốt lành đó trong bóng tối âm thầm, để chỉ có một mình Thiên Chúa hay biết và trả công cho ta. Khi thực thi những việc đạo đức ấy trong chân thật và với sự thành tâm, ta mới được Thiên Chúa chúc phúc và ban ơn. Còn khi thực hiện những việc ấy, chúng ta chỉ muốn cho người khác nhìn thấy và ngợi khen, thì chúng ta đã được thế gian trả công rồi, chúng ta đánh mất phần thưởng của Cha trên trời.
Để làm rõ ý nghĩa tích cực đó, trong bài đọc I, tiên tri Gioel đã đưa ra một lời mời gọi thật mạnh mẽ : “Hãy xé lòng, chứ đừng xé áo”.
Theo thói quen của người Do Thái, để tỏ lòng sám hối ăn năn, họ thường xé áo, rắc tro lên đầu… Đó là những hình thức bên ngoài diễn tả lòng thống hối bên trong. Tuy nhiên, nếu chỉ giữ hình thức bên ngoài mà không chú tâm sống ý nghĩa bên trong, người ta chỉ giữ đạo hời hợt và giả dối.
Cũng thế, lễ Tro là khởi điểm cuộc hành trình trở về trong mùa Chay. Nghi thức làm phép tro và xức tro phát xuất từ nghi thức thống hối và hòa giải thời xưa trong Giáo Hội. Ngày nay, việc bỏ tro trên đầu chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng nói lên lòng sám hối ăn năn. Khi được xức tro lên đầu, người tín hữu được nhắc nhở : “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về cùng bụi tro”. Và một cách tích cực hơn, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy biến lòng sám hối ăn năn thành việc làm của lòng tin : “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.
Như thế, khi kêu gọi người Do Thái : “Hãy xé lòng, đừng xé áo”, tiên tri Gioel muốn nhắc nhở chúng ta : sự sám hối phải xuất phát từ tấm lòng chân thực, chứ không chỉ dừng lại ở những việc làm giả dối bên ngoài. Việc xức tro lên đầu dẫn đưa đến việc “xức tro tâm hồn” : nghĩa là chúng ta phải thật lòng nhận ra thân phận tội lỗi của mình mà hối cải và canh tân cuộc sống.
Trong mùa Chay việc “xé áo” không quan trọng bằng việc “xé lòng”. “Xé áo” chỉ là việc làm hình thức, “xé lòng” mới là việc làm nội tâm:
Chúng ta “xé lòng” mình khi đón nhận những hy sinh và thập giá trong cuộc sống hàng ngày, với lòng yêu mến Chúa và tha nhân.
Chúng ta “xé lòng” mình khi từ bỏ ý riêng để thực thi ý Chúa. Từ bỏ “cái tôi” chính là một sự từ bỏ gây cho ta nhiều đau đớn và
khắc khoải.
Chúng ta “xé lòng” mình khi phải hãm dẹp lòng tự ái và sự ghen ghét để tha thứ và làm hòa với tha nhân, nhất là đối với những người đã từng xúc phạm đến ta.
Chúng ta “xé lòng” mình khi phải loại bỏ tính tự cao tự đại để sống khiêm nhường trong sự phục vụ quên mình : phục vụ như chính Chúa phục vụ.
Chúng ta “xé lòng” mình để chia sẻ và cho đi. Càng xé nhỏ lòng mình, chúng ta càng cho đi được nhiều hơn và như vậy chúng ta càng nhận được niềm vui và hạnh phúc nhiều hơn.  
Trong Mùa Chay, chúng ta còn “xé lòng” mình trong tâm tình thống hối ăn năn. Con đường trở về với Chúa bao giờ cũng thấm đẫm nước mắt, như lời mời gọi của Thiên Chúa qua lời tiên tri Gioel: “Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van”.
Vua Đavít cũng đã trở về với Thiên Chúa trên con đường sám hối đầy nước mắt ấy : Vua đã cướp vợ của tướng Uria là nàng Bethsabê. Vua còn độc ác âm mưu đưa tướng Uria vào cái chết nơi chiến trường.
Một hôm, Thiên Chúa sai tiên tri Nathan đến gặp nhà vua. Tiên tri Nathan kể cho vua nghe câu chuyện sau đây :
Có một nhà phú hộ kia giàu có đến nỗi không thiếu sự gì. Trong khi đó, có một người hàng xóm nghèo khó đến mức chỉ có mỗi một con bê con. Ngày kia, nhà có khách, người giàu có muốn làm tiệc đãi khách, nhưng thay vì bắt con thú từ đàn súc vật của mình để làm thịt, ông lại sai người bắt con bê con của người láng giềng
làm thịt.
Vừa nghe đến đó, vua Đavít nổi giận và muốn biết người giàu có kia là ai để trừng phạt. Sau một lúc thinh lặng, tiên tri Nathan ôn tồn phán quyết : “Người đó chính là Bệ Hạ !”.
Trong phút chốc, vua Đavít bỗng nhận diện được chính mình là kẻ tội lỗi đầy xấu xa. Ông đã dành suốt quãng đời còn lại để “xé lòng” mình trong sự sám hối ăn năn. Lòng sám hối của vua được thể hiện qua những vần thơ Thánh Vịnh nghẹn ngào đầy sự hối tiếc
(2 Sm 12, 1-15).
Đó cũng là con đường sám hối dành cho chúng ta trong mùa Chay thánh này. Con đường đó khởi đầu từ việc chúng ta nhận ra con người yếu đuối của mình. Tuy thế, chúng ta vẫn manh dạn tiến bước trở về với lòng xót thương vô biên của Chúa. Ngài đang chờ đợi chúng ta với vòng tay yêu thương mở rộng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi