TIN VUI

https://tinvui.org


Đức Sứ thần Toà Thánh thường trú đầu tiên tại Việt Nam sẽ nhậm chức

Đại diện thường trú đầu tiên của Vatican tại Việt Nam, được bổ nhiệm sau gần 50 năm kể từ khi mối quan hệ song phương bị cắt đứt, sẽ làm việc tại một phòng khách sạn ở thủ đô trong khi nơi ở chính thức của ngài được hoàn thiện.
Đức Sứ thần Toà Thánh thường trú đầu tiên tại Việt Nam sẽ nhậm chức
Đại diện thường trú đầu tiên của Vatican tại Việt Nam, được bổ nhiệm sau gần 50 năm kể từ khi mối quan hệ song phương bị cắt đứt, sẽ làm việc tại một phòng khách sạn ở thủ đô trong khi nơi ở chính thức của ngài được hoàn thiện.
Đức Tổng Giám mục Maek Zalewski sẽ đến Hà Nội với tư cách là Sứ thần Toà Thánh thường trú đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 31 tháng Một, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyen Năng, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam, thông báo.
Đức Tổng giám mục Năng cho biết Đức Tổng Giám mục Zalewski sẽ tạm trú tại khách sạn Pan Pacific ở quận Ba Đình, cách Tòa Tổng Giám mục Hà Nội hai cây số.
Một linh mục cao cấp của Tổng giáo phận Hà Nội cho biết các quan chức chính phủ và Vatican sẽ hoàn tất việc bố trí một địa điểm cho tòa khâm sứ, nơi các cơ quan đại diện ngoại giao của Toà Thánh do một sứ thần đứng đầu.
“Chính phủ có thể sẽ cấp một lô đất ở quận Tây Hồ để Tòa Thánh xây dựng văn phòng,” vị linh mục giấu tên cho biết.
Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Giacôbê Đinh Xuân Toàn có trụ sở tại Huế cho biết nhiều người qua mạng xã hội đã kêu gọi chính quyền cộng sản trả lại một tòa nhà thờ cũ được các đại biểu tông tòa sử dụng từ năm 1951 đến năm 1959.
Họ nói rằng cử chỉ này có thể là một cách thể hiện sự sẵn sàng có mối quan hệ tốt đẹp với Giáo hội Công giáo.
Tòa nhà cạnh Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã bị chính quyền tịch thu và đã sử dụng làm thư viện công cộng từ năm 2008.
Một thời gian, tòa nhà còn được chính quyền địa phương sử dụng làm nhà hàng, vũ trường và quầy bán rượu.
Cha Toàn cho rằng “chính phủ sẽ gặp rắc rối nếu trả lại tòa nhà này” vì nó có thể làm tăng nhu cầu trả lại một số tài sản như vậy.
Chính quyền cộng sản “mượn” vô số cơ sở do các nhóm tôn giáo ở miền Bắc điều hành sau năm 1954 và ở miền Nam sau năm 1975.
Nhiều tài sản trong số đó vẫn được sử dụng cho mục đích công cộng, số còn lại được bán cho các tổ chức và cá nhân.
“Hiện tại, chính phủ có thể giữ thể diện bằng cách cấp một lô đất thích hợp cho Tòa Thánh để xây dựng một tòa nhà mới cho đặc phái viên thường trú của Đức Thánh Cha,” Cha Toàn nói.
Năm 1925, Đức Giám mục Constantino Ayuti được bổ nhiệm làm đại diện tông tòa đầu tiên ở Đông Dương và trụ sở tại Huế.
Đại diện Tông tòa Giám mục người Ái Nhĩ Lan John Dooley chuyển đến Hà Nội vào năm 1950 và ở đó cho đến khi bị trục xuất khỏi Việt Nam vào năm 1959.
Một tòa nhà khác của các đại biểu tông tòa có trụ sở tại Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, từ năm 1959 đến năm 1975, khi đất nước thống nhất dưới sự cai trị của cộng sản.
Vatican đã đề cử 9 đại biểu tông tòa đến Việt Nam trong 50 năm từ 1925 đến 1975.
Đức Tổng Giám Mục Henri Lemaitre là đại biểu Tòa Thánh cuối cùng bị trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1975.
Tòa Thánh và quốc gia Đông Nam Á này không có quan hệ ngoại giao kể từ đó.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn (After UCA News)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây