CHÚA NHẬT III MÙA CHAY – B 

Thứ năm - 29/02/2024 21:49
Thanh tẩy Đền thờ
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY – B 

Đền thờ là nơi thờ phượng Chúa, nơi thánh thiêng, là một trong những biểu tượng cao quý của Do Thái giáo. Với Chúa Giêsu, đó còn là nhà Cha của Người. Thế nhưng, đã bị tục hóa bởi những sự lạm dụng buôn bán, đổi chác, thành một cái chợ, thành hang trộm cướp. Chúa Giêsu không thể chấp nhận được môt nơi thánh, nhà Cha của Người lại là một nơi như thế. Bằng lòng nhiệt thành với Chúa Cha, Người đã dùng mọi phương thế để trả lại sự trong sạch cho đền thờ. Người đã không ngần ngại dùng ngay cả phương thế xem ra bạo lực để quyết tâm thanh tẩy đền thờ theo như ước nguyện của Thiên Chúa Cha đã được tỏ bày qua miệng Tiên tri Giacaria : “Ngày ấy sẽ không còn phường lái buôn trong đền thờ của Giavê nữa” (Dcr 14,1).
Qua sự kiện này Chúa Giêsu cũng mạc khải Người chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa, với một nền phụng tự mới.
I. KHÁM PHÁ SỨ ĐIỆP TIN MỪNG : Ga 2,13-25
Sự kiện Chúa Giêsu đánh đuổi những người buôn bán khỏi đền thờ mang tính cách của các tiên tri thường làm để loan báo một sứ điệp cho hiệu quả hơn. Gồm có một hành động và các lời giải thích. Đánh đuổi người buôn bán - yêu cầu chấm dứt những hành vi bất xứng với Thiên Chúa ấy và lời mạc khải huyền nhiệm về đền thờ mới là chính Thân Thể Người.
1. Hành động của Chúa Giêsu : 
“Người chắp dây thừng làm roi đánh đuổi tất cả… Người hất tung tiền của những người đổi bạc”.  Chiên bò, chim… là những con vật được dùng vào việc tế lễ, cũng thế, tiền dâng cúng vào đền thờ  hoặc để đóng thuế chỉ sử dụng tiền Do Thái vì không được phép dùng tiền có hình Hoàng đế hay dân ngoại. Do nhu cầu của khách hành hương từ nơi xa đến cần lễ vật hay tiền dâng cúng, cho nên, hình thành nhưng nơi buôn bán đổi tiền ở sân đền thờ (dưới các hành lang trên sân dân ngoại ‘Hieron’ chứ không phải ngay trong đền thờ ‘naôs’). Ở đây, ngoài việc thấy nơi hành động của Chúa Giêsu một ý định muốn chống lại những sự lạm dụng bất chính, trục lợi biến đền thờ thánh thiêng tôn thờ Chúa thành cái chợ, trả lại sự trong sạch cho đền thờ, hành động của Chúa Giêsu còn mang một ý nghĩa biểu trưng : súc vật và tiền bạc là dấu hiệu của một nền phụng tự cũ, đã lỗi thời, một khi Chúa Giêsu đến thì một nền phụng tự mới xuất hiện. Do đó, cần phải đánh đổ và thay thế nền phụng tự cũ bằng nền phụng tự mới, với đền thờ mới. 
2. Lời của Chúa Giêsu : 
- “Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” : Chúa Giêsu xác nhận đền thờ là nhà Cha Người, nói lên mối tương quan mật thiết giữa Người và Thiên Chúa mà Do Thái giáo tôn thờ, mối tương quan Cha - Con. Hành động của Người làm với tư cách của người con bảo vệ danh dự và quyền lợi cho người cha. Người vào đền thờ không phải là tư cách của một người hành hương nhưng với tư cách của người con được thừa kế, quản lý và làm chủ.  Đây cũng chính là một mạc khải về chính mình giữa dân Do Thái của Chúa Giêsu.
- “Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại”. Đáp lại yêu cầu của người Do Thái muốn Chúa Giêsu tỏ một dấu nào đó cho thấy Người có quyền làm như thế, Người đã mạc khải cách bí nhiệm về chính mình. Lời loan báo này Người có ý ám chỉ đến đền thờ là thân thể Người. Người Do Thái chắc chắn không thể hiểu nổi lời của Người mà chỉ nghĩ đơn giản đến chính ngôi đền thờ bằng đá do cha ông họ đã phải mất 46 năm mới xây dựng được. Đây là lời Chúa Giêsu loan báo về việc thân xác Người sẽ bị hành hạ, đánh đập, tàn phá cho đến chết, nhưng trong ba ngày Người sẽ phục sinh vinh hiển. Thân thể Phục sinh của Người chính là đền thờ mới thay thế đền thờ cũ.
II. CHIÊM NGẮM CHÚA GIÊSU : 
Với lời loan báo ám chỉ đến Thân thể Phục sinh của Chúa Giêsu, cho phép chúng ta chiêm ngưỡng Người chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa. Trên hy tế thập giá, Người vừa là tư tế, vừa là chính của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Mọi sự thờ phượng, dâng lễ của Kitô hữu hôm nay đều phải thực hiện nhờ Người, với Người và trong Người, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần để tôn vinh Thiên Chúa Cha. Đền thờ là trung tâm của Do Thái giáo thì Chúa Giêsu Kitô là trung tâm của tôn giáo mới. Thân thể Chúa Giêsu còn chính là Giáo hội, nhiệm thể của Người, trong đó mỗi Kitô hữu là những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ này. Do đó, khi nhận ra Chúa Giêsu là đền thờ của Thiên Chúa thì cũng đồng thời nhận ra nơi Giáo hội, nơi chính bản thân mỗi người cũng là đền thờ của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô khẳng định : Thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
III. GỢI Ý BÀI GIẢNG :
1. Chúa Giêsu, Đền thờ đích thực của Thiên Chúa : 
Đền thờ mới thay thế đền thờ cũ đã bị tục hóa, lỗi thời chính là Thân thể Phục sinh của Chúa Giêsu. Người là Đền thờ đích thực cho nên, chính nơi Người, con người được gặp gỡ Thiên Chúa, như Người đã nói với các môn đệ : “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Trong thân thể của Người, chúng ta có thể kết hợp nên một thành của lễ duy nhất làm đẹp lòng Chúa Cha. Chính nhờ Người, mọi lời khẩn cầu của chúng ta được Chúa Cha vui lòng chấp nhận. Người là Đấng trung gian duy nhất chuyển thông ơn cứu độ đến cho nhân loại. Chúa Giêsu là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa, vì thế đời sống cầu nguyện và mọi cử hành thờ phượng, bí tích của Giáo hội đều làm nhân danh Người. Tất cả những sự thờ phượng tôn kính nào không làm trong Người, nhờ Người và cùng với Người đều là sự giả hình, không có giá trị trước mặt Chúa. Thậm chí đó sẽ chỉ là những hành vi mê tín dị đoan.

2. Giáo hội, Đền thờ của Thiên Chúa : 
Giáo hội chính là Nhiệm thể của Chúa Giêsu. Theo Thánh Phaolô đền thờ mới chính là Giáo hội, Thân thể Phục sinh vinh hiển của Đức Kitô. Giáo hội là đền thờ của Thiên Chúa, nên nơi Giáo hội nhân loại cũng đến để gặp gỡ tôn thờ Thiên Chúa. Giáo hội chính  là hình ảnh của một đền thờ Giêrusalem mới để người ta từ khắp đông tây nam bắc đến tôn vinh Thiên Chúa. Ngày nay, không còn phải đi tới một đền thờ cố định nào nữa mà tín hữu và mọi người từ khắp nơi đều có thể tham dự vào một hiến lễ duy nhất, một cử hành phụng tự duy nhất qua các thánh lễ, các cử hành phụng vụ tại khắp mọi cộng đoàn Giáo hội địa phương. Cũng chính vì thế, mọi cử hành phụng vụ đều phải đi sát với hướng dẫn của Giáo hội và làm sao phải thể hiện được tính cộng đoàn, hiệp thông. Ngày nay, vẫn có những sự lạm dụng các cử hành phụng vụ, biến thành những sự ban phát lộc thánh đặc quyền đặc lợi, tư riêng, thậm chí là trục lợi.
3. Kitô hữu, Đền thờ đích thực của Thiên Chúa 
Mỗi Kitô hữu nhờ Bí tích Thánh tẩy và Thánh thể được trở nên chi thể sống động của Đức Kitô, cũng đích thực trở nên đền thờ của Thiên Chúa. Là đền thờ của Chúa nghĩa là nơi Chúa ngự, là nơi mà anh chị em chung quanh có thể gặp gỡ Chúa. Là nơi Chúa ngự nên bản thân Kitô hữu luôn phải là một người đạo hạnh thánh thiện. Tội lỗi làm cho con người trở thành hang trộm cướp, thành chợ búa buôn bán điều phi nghĩa bất chính. Tâm hồn luôn mưu toan điều trái lẽ, luôn ước muốn điều sai quấy. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để thanh tẩy lại lòng mình xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa. Kitô hữu là đền thờ của Thiên Chúa, là nơi mọi người chung quanh có thể gặp gỡ Thiên Chúa. Làm sao người ta có thể thấy và yêu mến Thiên Chúa vô hình ? Bằng đời sống của Kitô hữu mà người ta nhạân biết Chúa. Kitô hữu với đời sống quảng đại, với cuộc sống luôn thực thi lời Chúa sẽ là những sứ giả loan báo Tin mừng đưa Chúa đến với mọi người và đưa mọi người đến với Chúa. 
III. LỜI CẦU CHUNG :
Mở đầu : Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu chính là Đền thờ đích thực của Thiên Chúa, vậy nhờ Người chúng ta cùng dâng lên Chúa Cha những ước nguyện của chúng ta.
1. Giáo hội, Nhiệm thể của Chúa Giêsu, Đền thờ đích thực của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo hội thực sự là nơi con người và thế giới hôm nay gặp gỡ và tôn vinh ca ngợi Chúa qua các cử hành phụng vụ và qua các chương trình phục vụ cộng đồng nhân loại của Giáo hội.
2. Chúa Giêsu đã đánh đuổi những người buôn bán, đổi tiền làm ô uế đền thờ, để trả lại sự trong sạch cho đền thờ. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các quốc gia và mọi người cùng nắm tay nhau đẩy lùi những cái sai, cái ác và sự dữ đang lan tràn trong xã hội hôm nay, để làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp với một nền văn minh chan hòa tình yêu thương, một nền văn hóa phát triển sự sống.
3. Kitô hữu cũng chính là ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn nỗ lực thanh luyện tâm hồn bằng đời sống sám hối, siêng năng cầu nguyện và thực thi bác ái theo tinh thần của mùa Chay, để mỗi người xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự.
Lời kết : Lạy Thiên Chúa, Đấng Toàn Năng, chúng con ca ngợi và tôn vinh Chúa đã sáng tạo và cứu độ chúng con bằng chính Con Một của Chúa là Chúa Giêsu Kitô. Xin cho chúng con thực sự trở nên những đền thờ sống động biết tôn thờ Chúa bằng đời sống theo Tin mừng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi